Trong mảnh vườn của người Việt rất dễ tìm ra tính năng chữa bệnh từ các loại rau, củ… Không chỉ làm thực phẩm mà sự kết hợp của những dược liệu này cũng giúp chúng ta chữa trị bệnh hiệu quả. Chính vì thế, việc phụ nữ nên chủ động trồng các loại rau như hành, ngò, gừng, tỏi, hương nhu… đều có tác dụng chữa bệnh…
Rau mùi tàu
Mùi tàu là loại rau thơm, với tên gọi khác là ngò gai, ngò tàu, ngò tây. Loại rau này rất phổ biến, dễ dàng bắt gặp ở khắp các vùng miền ở nước ta. Nó dùng như một dạng rau thơm ăn sống, gia vị xào nấu… Và đặc biệt có thể làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu với tính chất vị the, ấm, mùi thơm hắc, giúp khử thấp nhiệt, thanh uế, kích thích tiêu hóa…
Rau diếp cá
Từ hàng ngàn năm trước, rau diếp cá đã được ghi trong các sách chữa bệnh. Rau diếp cá dùng ăn hàng ngày nhất là ngày nắng nóng hay những ai bị nóng trong người. Vì loại rau này giúp trị mụn nhọt, mẩn ngứa, nên người ta dùng nó để làm mát máu. Khi mắc bệnh về tiêu chảy hay đường ruột cũng nên dùng rau diếp cá. Khi trẻ bị sốt có thể dùng loại rau này để hạ sốt…
Húng chanh
Húng chanh còn có tên gọi khác là rau tần. Nó dùng làm rau sống, ăn trực tiếp trong các bữa ăn. Với đặc trưng có vị nhẹ, thơm, hăng.... húng chanh đã phát huy được tác dụng khi dùng để tiêu đờm, giải cảm và khử độc. Nó đặc biệt tốt với các bệnh như cảm cúm, lạnh phổi.
Bạc hà
Đây là loại lá giúp trị côn trùng cắn, giúp tiêu viêm, kháng khuẩn. Bạc hà cũng chữa được chứng đầy hơi, thấp khớp, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ.
Tía tô
Không còn xa lạ gì với đặc tính chữa cảm cúm của tía tô. Nó được xếp vào loại giải biểu, nghĩa là giúp cho cơ thể tiết ra mồ hôi. Tía tô là nhóm thuốc trị phong hàn, nên phải chữa bằng cách cho ra mồ hôi, giúp cơ thể không bị sốt. Với vị cay, tính ấm, tía tô giúp cơ thể chống lại các triệu chứng của cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.
Với giá trị >dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô rất tốt trong việc >làm đẹp da.