Ngoài những người là người cao tuổi, có tiền sức mắc bệnh tim, hô hấp mạn tính, huyết áp tăng… các bệnh nhân tiểu đường cũng dễ diễn biến nặng khi mắc COVID-19.
Tại sao bệnh nhân tiểu đường dễ bị bệnh nặng hơn khi bị mắc COVID-19?
Ngoài những người là người cao tuổi, có tiền sức mắc bệnh tim, hô hấp mạn tính, huyết áp tăng… các bệnh nhân tiểu đường cũng dễ diễn biến nặng khi nhiễm virus COVID-19.
Những người là người cao tuổi kèm theo bệnh nền thường có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng yếu. Tuy nhiên cụ thể tại sao lại là >bệnh tiểu đường thì hiện vẫn chưa có báo cáo cụ thể. Chính vì vậy, việc phòng tránh cách bệnh lây nhiễm thông thường như cảm lạnh, cảm cúm những người bị bệnh tiểu đường cũng cần hết sức chú ý phòng tránh lây nhiễm virus COVID-19.
Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường là 7.3%. Với những người càng cao tuổi, tỉ lệ tử vong khi nhiễm loại virus này càng cao.
Cụ thể là, 3,6% ở người trên 60 tuổi, 8,0% với người trên 70 tuổi, đặc biệt với những người ở độ tuổi trên 80 tỉ lệ tử vong là 14,8%.
Hơn nữa, trong số những người tử vong do COVID-19, hơn nửa trong số đó là bệnh nhân đã có bệnh tiền sử khác. Tỉ lệ tử vong của những bệnh nhân có bệnh tiền sử này cụ thể như sau: bệnh tim (10,5%), bệnh tiểu đường (7,3%), bệnh hô hấp mãn tính (6,3%), bệnh cao huyết áp (6,0%), bệnh ung thư (5,6%). Trong khi đó, tỉ lệ tử vong ở những người bình thường chỉ là 0,9%.
Người bị bệnh tiểu đường nên làm gì để phòng tránh COVID-19?
Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong tình trạng nhẹ thậm chí là không hề có dấu hiệu bệnh, cũng có nhiều người đã khỏi bệnh. Dấu hiệu bệnh cơ bản để nhận biết bệnh là bị sốt, ho kéo dài khoảng 1 tuần, cơ thể mệt mỏi.
Tuy nhiên, có một số trường hợp, bệnh nhân phải sử dụng tới máy hô hấp nhân tạo với tình trạng viêm phổi nghiêm trọng và phải nhập viện dài ngày hơn rất nhiều so với bệnh cúm mùa thông thường.
Để bảo vệ bản thân, >phòng chống lây nhiễm COVID-19, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bị bệnh tiểu đường nên thực hiện các lưu ý sau:
Cần chú ý đến >sức khỏe bản thân, khi cảm thấy cơ thể không khỏe phải đo nhiệt độ thân thể ngày 2 lần.
Hạn chế tham gia hội họp tập trung đông người.
Khi di chuyển bằng phương tiện công cộng, sau khi chạm vào các đồ vật trên tàu xe, tay vịn… không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với những nơi có nhiều người chạm vào khác, bạn nên vệ sinh tay bằng nước rửa tay.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
Hạn chế đi vào những giờ cao điểm đông người khi đi làm.
Nếu có thể nên làm việc tại nhà.
Với những người cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ho và bị sốt trên 37.5 độ không nên đến công ty, trường học, nên nghỉ ngơi tại nhà.
Với những người cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ho, sốt trên 37.5 độ và có tiếp xúc với người khác nên che mũi miệng, đeo khẩu trang khi ho hoặc hắt hơi. Những người đã chạm tay lên mũi, miệng sau khi ho, hắt hơi cũng cần chú ý rửa sạch sạch tay.
Nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người đang không khỏe ( sốt, ho).