Trứng vịt lộn là món ăn phổ biến ở Việt Nam vì rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách ăn trứng vịt lộn sao cho đúng.
- Sai lầm khi ăn dưa hấu làm mất tác dụng lại sinh bệnh
- Cơ thể sẽ thay đổi thế nào nếu thường xuyên ăn khoai lang?
Những ai nên ăn trứng vịt lộn?
Người lớn khỏe mạnh
Có thể ăn trứng vịt lộn hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn quá thường xuyên. Ngược lại, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cần hạn chế ăn món này.
Người gầy muốn tăng cân
Trứng vịt lộn là một trong những lựa chọn ưu tiên của người gầy muốn cải thiện cân nặng.Lưu ý: Trứng vịt lộn giàu vitamin A và chứa chất tiền vitamin A nên khi ăn chúng, bạn cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan nó. Khi đó, cơ thể mới hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn một cách trọn vẹn.
Trẻ trên 5 tuổi
Lúc này trẻ có thể bắt đầu được làm quen với món trứng vịt lộn. Song chỉ chỉ nên cho ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn trên đà hoàn thiện, tránh cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
Bà bầu cần dinh dưỡng
Về cơ bản, đây là món ăn giàu dinh dưỡng, do đó cũng rất tốt cho bà bầu. Cần lưu ý: Vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không nên ăn hàng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Khi ăn, không nên ăn kèm rau răm vì loại rau này có hại cho thai nhi. Riêng bà bầu ở cuối thai kỳ, cần chú ý ăn theo khuyến nghị của bác sĩ bởi trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu nạp nhiều năng lượng quá cũng không tốt.
Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Không phải ăn vào thời điểm nào cũng tốt
Trứng vịt lộn được biết đến là món ăn rất bổ dưỡng. Trong 100g trứng vịt lộn (phần ăn được) có chứa 182kcal; 13.6g protein; 12.4g lipit; 4g glucid; 82mg canxi; 212mg phốt pho; 600mg cholesterol,... Lượng Betacaroten là 435µg; Vitamin A 875µg, sắt 3mg, vitamin C 3mg và một ít vitamin B1, B2, PP.
Không ít người cho rằng, cũng giống như các thực phẩm khác, ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào trong ngày cũng đều tốt cả.
Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải cứ ăn nhiều là có tác dụng bổ dưỡng. Để cơ thể có thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ trứng vịt lộn tốt nhất, có thể ăn vào buổi sáng kèm theo các món ăn khác thì sẽ tốt hơn. Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì sau khi ăn chúng ta thường ít hoạt động, dễ gây đầy bụng, khó tiêu làm cho việc đi vào giấc ngủ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, lượng calo cần nạp trong bữa sáng là khoảng 20 – 30% tổng lượng calo cần nạp trong ngày. Bởi vậy, trứng vịt lộn là loại thức ăn rất thích hợp cho bữa sáng để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo trong suốt cả ngày.
Không phải ăn càng nhiều càng tốt
Trứng vịt lộn quả thực có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không hề có lợi cho sức khỏe vì hàm lượng đạm và chất béo tương đối cao so với mức cần thiết. Vì vậy, đối với người khỏe mạnh bình thường, chỉ nên ăn một quả/ngày vào bữa ăn sáng và không nên ăn quá 2 quả/tuần.
Nên ăn trứng vịt lộn với rau răm và gừng tươi
Rau răm và gừng tươi là hai loại gia vị này đều có tác dụng riêng khi kết hợp cùng trứng vịt lộn.
Rau răm có tác dụng làm ấm bụng, chống đầy hơi, lạnh bụng. Còn công dụng của gừng tươi là kích thích tiêu hóa, giải độc trong thức ăn. Việc kết hợp trứng lộn với các loại rau và gia vị này không những tạo vị thơm ngon khi ăn mà còn giúp khắc phục nhược điểm (tính hàn và khó tiêu) của trứng vịt lộn.
Khi sử dụng trứng vịt lộn trong bữa ăn, chúng ta nên lưu ý giảm bớt các món ăn giàu đạm như thịt, trứng, tôm, cua, nội tạng như tim, gan, cật,... các món xào rán nhiều dầu mỡ để tránh gây quá tải chất đạm, chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,... không có lợi cho sức khỏe.
Trứng vịt lộn không phải đều tốt cho tất cả mọi người
Trứng vịt lộn thường được coi là một trong những món ăn bồi bổ sức khỏe. Tuy vậy, món ăn này không thực sự tốt cho tất cả mọi người. Chất béo của trứng có tỷ lệ cholesterol cao nên không tốt đối với những người bị các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp, tim mạch, người thừa cân và béo phì,... Theo lời khuyên của bác sĩ, những người mắc các bệnh nêu trên nên hạn chế hoặc tuyệt đối tránh món ăn này.
Đối với các bà bầu, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển. Tuy nhiên, nếu sử dụng trứng vịt lộn cũng chỉ nên 2 quả/tuần và ăn vào bữa sáng để tránh đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, trứng lộn khi ăn thường được bày kèm rau răm, bà bầu nên tránh loại rau này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng nên hạn chế món ăn này để tránh bị khó tiêu, đầy bụng dẫn đến dễ bỏ bữa chính. Nên cho bé sử dụng trứng tươi thay vì trứng lộn để có thể tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.