Xiaoli 11 tuổi ở Bắc Kinh, Trung Quốc chưa có kinh nhưng tháng nào cũng bị đau bụng vài ngày, kéo dài gần nửa năm nay.
Đây là câu chuyện được chia sẻ trên tờ Sohu của Trung Quốc sáng ngày 9/12.
Vì đau bụng nên mẹ đã đưa Xiaoli đi khám ở nhiều khoa khác nhau của các bệnh viện lớn vì nghi ngờ cô bé bị viêm ruột thừa, sỏi bàng quang, tắc ruột... nhưng kết quả kiểm tra đều phủ định những ý nghĩ này. Điều đáng lo ngại là Xiaoli vẫn bị đau bụng, cường độ và tần suất bị đau ngày một tăng lên.
Vài ngày trước, Xiaoli lại đến Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh cùng mẹ vì cơn đau bụng dữ dội, sau khi nghe 2 mẹ con kể lại, bác sĩ nghi ngờ cơn đau bụng của cô bé có liên quan đến màng trinh. Khi khám cho Xiaoli, người ta phát hiện thấy có một lượng lớn máu kinh ở âm đạo dưới của cô không thể thải ra ngoài, sau khi kiểm tra lại thì cô bé được chẩn đoán là bị >mất màng trinh.
Màng trinh nằm bên ngoài âm đạo, trong trường hợp bình thường, trên màng trinh có những lỗ thủng, máu kinh sẽ chảy ra từ các lỗ màng trinh khi hành kinh. Mất màng trinh tức là màng trinh không có hoặc không có lỗ trên màng kinh nên máu kinh không thể chảy ra ngoài khi hành kinh, gây đau bụng.
Bác sĩ sản phụ khoa Jian Chenrong, Bệnh viện Đa khoa Tong (Trung Quốc) cho biết, màng trinh bao quanh cửa âm đạo của nữ giới, độ dày bình thường khoảng 1-2cm, khi thai nhi được 3-4 tháng tuổi, màng trinh sẽ phát triển thành đầu ngoài của âm đạo và xoang niệu sinh dục. Có một lớp màng mỏng ngăn cách nơi hợp lưu của các thể hang, khi nữ giới phát triển và lớn lên thì lớp màng mỏng này sẽ dần hình thành các lỗ, tức là lỗ màng trinh, giúp máu kinh chảy ra ngoài âm đạo.
Theo tờ Health (Trung Quốc)
Tình trạng mất màng trinh cần phải phẫu thuật để chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi Xiaoli được phẫu thuật và sửa lại màng trinh, cô bé cuối cùng đã nở lại nụ cười đã mất từ lâu sau khi hồi phục và xuất viện.
Các >bệnh phụ khoa trước giờ chúng ta chỉ nghĩ đó là bệnh mà chỉ phụ nữ trưởng thành mới mắc phải, do đó, khi các bé gái mắc các bệnh về hệ sinh sản lúc tuổi còn nhỏ, không nhiều bậc cha mẹ có thể điều trị đúng cách, một số thì bố mẹ cảm thấy xấu hổ khi đi khám, một số khác lại cho con đi khám ở các khoa khác do nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị chậm trễ.
Tỷ lệ mất màng trinh là khoảng 1/1000-1/2000 trẻ. Do đường sinh dục của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên khó phát hiện ra được tình trạng mất màng trình mà phải đến khi trẻ ở tuổi thiếu niên thì mới có các triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng lâm sàng có thể bao gồm:
- Đau bụng mạn tính, đau lưng theo chu kỳ.
- Vô kinh.
- Bí tiểu, tiểu khó.
Bác sĩ Zhao Huifang, khoa Phụ khoa, Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh nhắc nhở các bậc phụ huynh: Sau tuổi vị thành niên, nếu con gái bị đau bụng như Xiaoli và không có kinh nguyệt thì cần xem xét khả năng màng trinh bị mất đi.
Ngoài ra, nếu bé gái bị chảy máu âm hộ, âm đạo và niệu đạo không rõ nguyên nhân, tiết dịch bất thường, ngực phát triển trước 8 tuổi, đau bụng dưới, kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh, chậm kinh khi 16 tuổi thì nên chủ động đến phòng khám phụ khoa để khám nhằm chữa trị kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.