3 năm trước, anh Xuân ăn thức ăn để qua đêm và xuất hiện triệu chứng nôn mửa, đau bụng, cơ thể mệt mỏi.

01:16 30/08/2020

Bác sĩ Chu Tân Dân, khoa tiêu hóa, bệnh viện Xijing Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Xuân (31 tuổi) sống tại Tây An, Trung Quốc.

Anh Xuân có thể trạng khỏe khoắn, cao 180cm, nặng 80kg, 3 năm trước, anh Xuân ăn thức ăn để qua đêm và xuất hiện triệu chứng nôn mửa, đau bụng, cơ thể mệt mỏi nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám.

 

Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Chu Tân Dân cho biết: "Bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp , suy thận cấp, chức năng gan tổn thương do ngộ độc thức ăn để qua đêm. Sau khi qua cơn nguy kịch, bệnh nhân phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt suốt 1 tháng, mặc dù bệnh nhân bảo toàn được tính mạng nhưng di chứng để lại vô cùng nghiêm trọng là liệt nửa người và mù mắt".

Anh Xuân đối mặt với di chứng nghiêm trọng là liệt nửa người và mù mắt.

Nằm liệt giường, mù mắt trong suốt 3 năm qua vì ngộ độc thức ăn để qua đêm, anh Xuân đau khổ chia sẻ: "Thời gian đầu nằm viện, tôi không thể thích ứng với tình trạng >sức khỏe sa sút nên luôn nghĩ đến chuyện muốn tự sát. May mắn là khi đó bố mẹ luôn ở bên cạnh động viên, chăm sóc khiến tôi dần lấy lại niềm tin và nghị lực sống. Hiện tại, tôi đã suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực, chỉ cần bản thân được sống là tốt lắm rồi".

Bác sĩ Chu Tân Dân khuyến cáo, thức ăn để qua đêm cho dù bảo quản trong tủ lạnh cũng sẽ xuất hiện 2 vấn về ảnh hưởng sức khỏe. Thứ nhất là vi khuẩn sinh sôi khiến thức ăn biến chất, thứ hai là hàm lượng nitrite tăng cao sẽ gây ngộ độc khi ăn.

Xử lý thức ăn thừa như thế nào? Bác sĩ khuyên người dân nên bảo quản thức ăn thừa trong hộp thủy tinh. Khi ăn cần hâm nóng thức ăn đến 100 độ C và sôi hơn 3 phút. Những loại thức ăn tránh để qua đêm là hải sản, rau cải xanh, trứng chưa nấu chín và các loại nấm. 

Triệu chứng cụ thể của >ngộ độc thực phẩm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân:

Nếu nguyên nhân do vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố từ vi sinh vật (độc tố vi khuẩn tiết ra): Người bệnh thường chỉ biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá (như đau bụng, nôn, tiêu chảy), có thể kèm theo các biểu hiện của mất nước (như khát nước, khô môi), nhiễm trùng (thường là sốt, vã mồ hôi).

Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Bệnh nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà cả ở các cơ quan khác, ví dụ như hệ thần kinh (đau đầu, chóng mặt), tim mạch (nhịp tim nhanh, trụy mạch).

Nếu nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Bệnh xuất hiện ngay sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định mà trong tự nhiên được biết là có thể có chứa độc tố: ví dụ như sắn, măng, cá nóc, cóc,...

Ngộ độc thực phẩm sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu hoá hoặc bị mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng:

Rối loạn thần kinh: Đặc biệt là nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.

Rối loạn tim mạch: Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.

Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như đau ngực, cổ, hàm, họng).

Sức đề kháng của cơ thể kém: Nhất là ở các đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch (thường dùng trong bệnh về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy >dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố. 

Theo Tú Uyên/ Tổ Quốc