Sau khi đưa thức ăn đến phòng thí nghiệm của bệnh viện, các chuyên gia phát hiện ra trong món canh chua họ ăn có chứa chất aflatoxin vượt ngưỡng nghiêm trọng, bước đầu chẩn đoán gia đình anh Wang Mou đã bị ngộ độc aflatoxin...
Thời gian gần đây, hàng loạt trang tin tức nổi tiếng Trung Quốc đưa tin về các trường hợp ngộ độc nghiêm trọng xảy ra tại Hắc Long Giang (Trung Quốc).
Theo Sina, vào ngày 5/10 vừa qua, gia đình anh Wang Mou (sống tại thị trấn Hưng Nông, huyện Kê Đông, tỉnh Kê Tây, Hắc Long Giang) bao gồm 9 người đã cùng nhau ăn tối với món canh chua, nguyên liệu nấu món canh này được để đông lạnh trong 1 năm. Sau khi ăn, cả gia đình có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và được đưa đi cấp cứu.
Nhận thấy vấn đề nghiêm trọng, bộ phận công nghệ của công an địa phương đã đến kiểm tra. Kết quả không tìm thấy chất xyanua nồng độc cao, không tìm thấy organophosphorus (thuốc trừ sâu), carbofuran (một loại thuốc trừ sâu), tetramine (chất gặm nhấm).... đồng thời loại trừ được khả năng gia đình này bị ngộ độc nhân tạo.
Sau khi đưa thức ăn đến phòng thí nghiệm của bệnh viện, các chuyên gia phát hiện ra trong món canh chua họ ăn có chứa chất aflatoxin vượt ngưỡng nghiêm trọng, bước đầu chẩn đoán gia đình anh Wang Mou đã bị ngộ độc aflatoxin. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tổng số 7 bệnh nhân tử vong sau khi điều trị thất bại, 2 người vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
Vì sao món canh chua lại có thể chứa aflatoxin?
Món canh chua mà gia đình anh Wang Mou sử dụng có tên gọi là suantangzi - đây là một đặc sản ở phía đông Hắc Long Giang, Trung Quốc. Món ăn này có nguyên liệu là bột ngô lên men có vị chua, chứa hình dạng và màu sắc giống sợi mì nhưng dày hơn. Đáng nói, độc tố aflatoxin lại dễ xuất hiện ở những loại ngũ cốc như ngô mốc, lạc mốc, gạo mốc...
Aflatoxin là một độc tố sản sinh bởi nấm Aspergillus flavus. Loại nấm này dễ sinh sản trong môi trường ẩm ướt và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu. Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chúng.
Aflatoxin được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1. Độc tố của aflatoxin vô cùng nguy hiểm: Chỉ 1mg cũng đủ gây ung thư, 20mg có thể gây chết người. Nếu asen là chất có độc tính cao thì độc tố của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua.
Aflatoxin có thể được tìm thấy trong hơn 100 loại thực phẩm như các loại hạt, ngô, đậu và lạc mốc. Điển hình nhất là ngô, lạc mốc. Một khi những thực phẩm này bị mốc thì phải vứt bỏ ngay, nếu bạn tiêu thụ những thực phẩm nhiễm aflatoxin trong thời gian dài thì có thể gây tổn thương tế bào gan, làm tăng tỷ lệ ung thư gan và gây tử vong nhanh nếu ngộ độc.
Khi nhắc đến aflatoxin, nhiều người sẽ nghĩ chúng là một độc tố thật xa lạ, nhưng thực tế aflatoxin luôn có mặt xung quanh chúng ta, xuất hiện trong nhiều đồ vật thậm chí món ăn quen thuộc.
Aflatoxin thường xuất hiện ở đâu?
1. Ngũ cốc: ngô, các loại hạt, ngũ cốc, gạo...
WHO nhấn mạnh, aflatoxin đặc biệt nguy hiểm đối với con người và động vật vì chúng được tìm thấy trong hầu hết các loại cây lương thực chính. Tuy nhiên, hầu hết con người tiếp xúc với aflatoxin qua các loại hạt, ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng. Lưu trữ không đúng cách trong các điều kiện kém cũng góp phần khiến nấm mốc phát triển (ví dụ ở nơi ẩm thấp, ấm nóng).
2. Các loại hạt có vị đắng
Các loại hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí... nếu có vị đắng thì chứng tỏ chúng đã bị mốc và có thể nhiễm aflatoxin. Nếu chẳng may ăn phải hạt mốc, bạn cần phải nhổ chúng ra khỏi miệng và súc miệng ngay.
3. Mộc nhĩ ngâm lâu ngày
Nếu mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.
4. Dầu tự ép kém chất lượng
Dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường có rất nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm. Ví dụ dễ hiểu nhất là ở khâu chọn lựa nguyên liệu, để giảm bớt chi phí, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng đậu phộng hoặc hạt hướng dương bị mốc. Đây chính là nguyên nhân khiến dầu ăn tự ép có chứa aflatoxin.
5. Đũa gỗ mốc
Đũa gỗ nếu không vệ sinh và bảo quản cẩn thận thì rất dễ mốc và sản sinh ra chất ung thư aflatoxin.
Mặc dù tiết kiệm là một thói quen tốt nhưng nếu thấy đũa mốc mà vẫn tiếp tục sử dụng thì bạn đang tự gây hại cho cơ thể. Khi thấy đũa hoặc thức ăn bị mốc, cách tốt nhất không phải là làm sạch và tái sử dụng chúng, mà là vứt bỏ chúng càng nhanh càng tốt.
Với những thực phẩm không dễ bảo quản trong những ngày hè nóng nực. Bạn nên bỏ chúng vào tủ lạnh để lưu trữ và nên cân nhắc về số lượng thực phẩm trước khi mua để tránh lãng phí.
Để bảo vệ >sức khỏe trước aflatoxin, WHO khuyến cáo người dân cần làm 5 việc sau
Thực phẩm nấm mốc có khả năng nhiễm aflatoxin và gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ. Đáng nói, các nấm mốc không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm. Để giảm tiếp xúc với aflatoxin, WHO khuyến cáo người tiêu dùng nên:
1. Cẩn thận kiểm tra ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt trước khi dùng. Kiên quyết vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, đổi màu hoặc teo nhỏ.
2. Khi đi mua, cần đảm bảo mùi của các loại ngũ cốc và các loại hạt càng tươi càng tốt. Được trồng càng gần nhà càng tốt và không được vận chuyển trong một thời gian dài.
3. Chỉ mua hạt, bơ hạt ở những thương hiệu uy tín bởi aflatoxin không hoàn toàn bị tiêu diệt bởi quá trình chế biến hoặc rang.
4. Hãy chắc chắn rằng thực phẩm trên được bảo quản đúng cách và không để quá lâu trong nhà trước khi sử dụng. Điều này không chỉ giảm thiểu phơi nhiễm aflatoxin mà còn cải thiện sức khỏe và >dinh dưỡng.
5. Các thực phẩm dễ nhiễm aflatoxin như ngô, lạc cần được xử lý đúng cách trước và sau khi thu hoạch.