Vì sức khỏe, khuyên mọi người nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống, lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, và cố gắng không ăn vặt, bởi ăn sai cách sẽ tăng gánh nặng cho cơ thể.
- Cảnh báo: Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên quần áo đến 3 ngày
- Gan yết ớt, mắc bệnh vì nạp chất độc hàng ngày: Nhớ 3 không ăn, 2 không ngủ để gan khỏe
Không chỉ trẻ em mà cả người lớn, nhiều người cũng rất thích ăn vặt, nếu thỉnh thoảng ăn vặt có thể sẽ không gây hại nhiều cho cơ thể, nhưng nếu nghiện ăn vặt thì cần phải lưu ý. Có một số món ăn vặt, bề ngoài có vẻ như "vô hại với con người và động vật", nhưng chúng thực sự là "kẻ giết người thầm lặng".
Cũng giống như những loại đồ ăn vặt, tuy có vị ngọt nhưng hàm lượng muối vô cùng lớn, gây hại cho sức khỏe. Lượng natri dư thừa sẽ được đào thải qua thận, vì vậy nếu ăn quá nhiều muối sẽ gây gánh nặng lớn cho thận. "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc" khuyến cáo rằng lượng muối ăn hàng ngày của người lớn không nên vượt quá 6g / người, nhưng nếu bạn rất thích ăn vặt, ngay cả khi bạn không cho bất kỳ gia vị nào vào bữa ăn, lượng muối hấp thụ vào cơ thể cũng vượt qua ngưỡng cho phép.
Những món ăn vặt sau đây có vị rất ngọt, nhưng thực tế chúng có "hàm lượng muối" cao:
1. Thịt bò khô
Nhiều người nghĩ rằng thịt bò khô là một món ăn vặt tương đối tốt cho sức khỏe, xét cho cùng thì nguyên liệu chính là thịt bò, rất bổ dưỡng, mùi vị cũng rất ngon. Nhưng thực tế, đó chỉ là ảo tưởng, thịt bò khô có hại không ít cho cơ thể người ăn.
Thịt bò khô không được làm bằng thịt bò nguyên chất, hầu hết thịt bò khô trên thị trường được cho thêm nhiều dầu, muối, đường và các gia vị khác. Hàm lượng natri trong 100g thịt bò khô cao tới 1967mg, nếu bạn ăn quá nhiều, bạn sẽ đương nhiên phải đối mặt với vấn đề nạp quá nhiều muối.
Cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp và cơ thể bị sưng phù. Do vậy, những người bị huyết áp cao, mắc bệnh tim và thận, lượng mỡ trong máu cao thì không nên sử dụng thịt bò khô thường xuyên sẽ có hại cho sức khỏe.
2. Trái cây sấy khô
Chúng ta đều biết rằng trái cây sấy khô có vị rất ngọt, nhiều người nghĩ rằng khi làm trái cây sấy khô người ta chỉ chắt bỏ nước nên đường trong đó cô đặc lại, vị ngọt trong trái cây khô chính là vị ngọt tự nhiên, không có muối. Thực chất trong trái cây sấy khô chữa rất nhiều muối (natri), để giúp bảo quản thực phẩm dễ dàng.
Hấp thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Natri khi được thu nhận vào cơ thể sẽ gây nên tình trạng khử nước, sưng phù chân, ảnh hưởng đến nhịp tim, thậm chí còn có thể gây đau tim đột ngột.
3. Ô mai
Nhiều người trong lúc rảnh rỗi thường mua ô mai về ăn, không chỉ tăng cảm giác ăn ngon, còn kích thích tiết nước bọt, giữ ẩm cho miệng. Nhiều người có thể nghĩ ô mai ngọt nhưng thực chất ô mai có vị mặn ngọt, hàm lượng muối trong đó lớn hơn rất nhiều so với hàm lượng đường nên mọi người phải kiểm soát ăn ô mai.
Ô mai là nhà vô địch xứng đáng về "hàm lượng natri", mỗi 100g ô mai tương đương với 5905mg natri, và 400mg natri tương đương với khoảng 1g muối ăn. Nói cách khác, ăn 10 quả mận ô mai tương đương với ăn 3,4g muối. Trong quá trình làm ô mai, nhà sản xuất sẽ cho rất nhiều muối để ướp, một là để kéo dài thời gian bảo quản, hai là để có vị ngon hơn.
4. Dải cay
Nhiều món cay có vị ngọt và cay, là món ăn vặt đặc trưng với nhiều dầu, muối và đường. Hàm lượng natri trong mỗi 100g dải cay cao tới 2740mg, và một gói dải cay tương đương với 3,5g muối. Cộng với dải cay chứa nhiều chất béo, nếu ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong, béo phì, cơ thể dễ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, mỡ máu,… Do đó, càng ăn ít dải cay càng tốt.