Sức khỏe cơ thể vào ngày ‘đèn đỏ’ đặc biệt quan trọng. Vào thời điểm này, tử cung dễ bị nhiễm trùng và phát sinh mầm bệnh.
Sự thay đổi của cơ thể và tử cung vào ngày ‘đèn đỏ’
Hàng tháng, trong những năm giữa tuổi dậy thì (thường từ 11 đến 14 tuổi) và mãn kinh (thường là khoảng 51 tuổi), cơ thể đã sẵn sàng cho việc mang thai. Lớp niêm mạc tử cung dày lên và một quả trứng sẽ phát triển và được giải phóng từ một trong các buồng trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, cơ thể không cần lớp niêm mạc tử cung dày hơn nữa, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, cuối cùng chạm đến mức báo cho cơ thể phụ nữ bắt đầu hành kinh.
Một phụ nữ bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50 - 80ml. Thời gian giữa các kỳ kinh (ngày cuối cùng đến ngày đầu tiên) thường trung bình là 28 ngày, với hiện tượng chảy máu thường kéo dài khoảng 4 đến 5 ngày.
+ Đau bụng kinh: Đối với một số phụ nữ, đau bụng kinh có thể khá nghiêm trọng gây cản trở các hoạt động hàng ngày trong vài ngày mỗi tháng. Nếu những cơn đau bụng kinh không phải do bệnh lý gây ra sẽ có xu hướng giảm dần theo tuổi tác và thường cải thiện sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
+ Chảy máu quá nhiều trong khi hành kinh có thể dẫn đến các biến chứng khác như rong kinh. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng liên quan đến thiếu máu như mệt mỏi và khó thở kèm theo chảy nhiều máu. Tình trạng này cũng có thể là do mất cân bằng nội tiết tố, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, rối loạn chảy máu, đặt vòng tránh thai, biến chứng thai nghén và ung thư.
+ Chuột rút hoặc đau dữ dội: Bị đau bụng kinh là hiện tượng bình thường trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị đau dữ dội đến mức không thể rời khỏi giường. Tình trạng này có thể kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu, nôn mửa và đau ở vùng lưng dưới. Lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng dữ dội trong khi hành kinh.
+ Đau nửa đầu
Cứ 10 phụ nữ thì có 4 người bị đau nửa đầu tại một số thời điểm. Bạn có thể mắc tình trạng này khi sự thay đổi nội tiết tố do chu kỳ kinh nguyệt gây ra ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não. Phụ nữ bị chứng đau nửa đầu nên hỏi ý kiến bác sĩ. Mặc dù chứng đau nửa đầu không có cách chữa trị, nhưng có một số phương pháp điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng và giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
>Thức uống tốt cho tử cung ngày ‘đèn đỏ’
Ngoài nước lọc, vào thời kì kinh nguyệt, chị em có thể bổ sung một số loại nước quen thuộc sau để giúp giảm đau bụng hay các triệu chứng mệt mỏi do hành kinh.
Trà hoa cúc
Ngoài việc giảm mức độ đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, trà hoa cúc còn có công dụng để cải thiện giấc ngủ và làm giảm căng thẳng kéo dài.
Trà hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hoá sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm thiểu mức độ đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hợp chất trong trà hoa cúc có thể có lợi cho chứng đau bụng kinh. Điều này là do các hợp chất này (hipprat và glycine) có thể giúp giảm co thắt cơ, cũng như có tác dụng làm thư giãn tử cung. Ngoài ra, hoa cúc cũng có đặc tính chống viêm giúp giảm chuột rút, đặc biệt giúp da dẻ mịn màng, tươi tắn hơn mỗi ngày.
Trà gừng
Gừng có đặc tính chống viêm nên có thể giúp giảm đau do chuột rút. Trên thực tế, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gừng cũng hiệu quả như ibuprofen trong việc giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, nếu kỳ kinh của bạn kèm theo buồn nôn, ốm yếu và đau bụng, gừng có thể giúp bạn giảm bớt những vấn đề này.
Hãy tự pha trà gừng bằng cách ngâm một ít gừng tươi trong nước nóng, thêm một chút mật ong hoặc một lát chanh để tăng thêm hương vị. Hơn nữa, mật ong còn chứa nhiều >dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng rất tốt trong việc làm ấm và giải độc tử cung, nuôi dưỡng buồng trứng, cải thiện chất lượng làn da.
Một cách khác bạn có thể áp dụng: Cho một thìa cà phê (5ml) bột gừng một thìa cà phê mật ong và một thìa cà phê nước cốt chanh vào 150-250ml nước nóng trong 5-10 phút.
Sữa cacao ấm
Ca cao nguyên chất có tác dụng làm giãn cơ. Nó cũng giúp giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng và làm dịu cơn đau kinh nguyệt. Bạn có thể pha ca cao với nước nóng hoặc sữa đun nóng. Thêm sữa, syrup tùy ý. Bạn có thể rắc quế để tăng hương vị cho đồ uống của mình.
Nước chè xanh
Chè xanh được biết đến là một loại thảo dược lành mạnh và chứa nhiều công dụng tốt với sức khoẻ. Nghiên cứu cho thấy chất polyphenol trong lá chè có tác dụng chống ung thư và giảm tình trạng viêm tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nước chè xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng điện giải cũng như điều hoà hoạt động co bóp của tử cung. Tác dụng giảm cân, chống lão hóa và ngừa ung thư của chè xanh cũng được nhắc đến.
Một lưu ý khi sử dụng loại nước này là chỉ nên sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày để tránh tình trạng bị giảm hấp thu sắt và những dinh dưỡng khác.
Sinh tố rau xanh
Khoáng chất quý giá trong rau xanh mang lại lợi ích. Kết hợp một số loại rau xanh như: bina, cần tây, bổ sung một ít dứa để có một lượng bromelain lành mạnh, một chất chống viêm có thể giúp giảm đau bụng kinh. Bên cạnh đó, sử dụng cần tây cũng rất tốt vì hàm lượng kali ấn tượng của nó có thể giúp kiểm soát chứng đầy hơi. Vitamin và sinh tố dồi dào chắc chắn sẽ chăm sóc cơ thể bạn và giúp vóc dáng, làn da khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Sữa nóng
Uống một ly sữa nóng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho >sức khỏe. Sữa chứa nhiều canxi, protein, vitamin, phospho, kali…
Có thể bạn không biết nhưng thực tế, sữa cũng dưỡng ẩm cho cơ thể. Khi bạn vừa trải qua việc tập luyện hay vào thời kì kinh nguyệt, uống sữa sẽ bù nước và giúp cơ thể khỏe khoắn trở lại.
Trà đậu đỏ
Đậu đỏ không chỉ có tác dụng bổ sung vitamin mà còn là thần dược giúp bạn thanh lọc cơ thể. Loại đậu này có thể khử độc cho da và những cơ quan trong cơ thể, cũng nhờ quá trình khử độc này mà các cơ quan, bao gồm cả tử cung vận hành tốt và phòng được nhiều bệnh tật. Hơn nữa, thức uống ấm nóng này cũng giúp cơ thể dễ chịu hơn, xóa bỏ cảm giác đau trong thời gian hành kinh. Lượng sắt và vitamin B dồi dào sẽ tăng cường năng lượng, giúp da dẻ luôn hồng hào. Bạn đừng quên tận dụng nhé.