Hãy cùng tìm hiểu thêm về các triệu chứng của lượng đường trong máu cao và những yếu tố khiến tình trạng này trở nên mãn tính.
Bạn đã nghe nhiều người phàn nàn về tình trạng lượng đường trong máu thấp, thậm chí đã từng có lần rơi vào hoàn cảnh đó và rõ ràng cảm thấy vô cùng sợ hãi. Nhưng bạn có biết rằng lượng đường trong máu cao cũng là một vấn đề có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm. Và một khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, nó sẽ trở thành một dấu hiệu của vấn đề >sức khỏe nghiêm trọng.
Theo lời Lisa Moskovitz, giám đốc điều hành của Tập đoàn Dinh dưỡng NY, nói với tạp chí SELF, cơ thể nạp glucose từ thực phẩm, và hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn đều có tác động đến lượng đường trong máu bằng cách này hay cách khác. Những thực phẩm dễ làm cho lượng đường trong máu tăng bao gồm thực phẩm có nhiều carbohydrate và đường, nhưng lại ít chất béo và chất xơ như bánh nướng, bột mì trắng, soda và kẹo...
Chuyên gia >dinh dưỡng Alissa Rumsey, người phát ngôn của Học viện Academy of Nutrition and Dietetics (Dinh dưỡng và Chế độ ăn) cho biết: "Đây cũng là trường hợp có thể gặp nếu ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao, bao gồm các món tráng miệng, kẹo, sữa chua ngọt, kem, thanh granola, một số loại ngũ cốc ăn sáng và đồ uống ngọt có đường".
May mắn thay, lượng đường trong máu không phải là điều mà hầu hết chúng ta đều phải lo lắng. Deena Adimoolam, phó giáo sư về nội tiết học tại Trường Y khoa Icahn ở Núi Sinai, nói với SELF: "Cơ thể chúng ta có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt khi chúng lên cao".
Thông thường khi bạn ăn một thứ gì đó chứa đường hoặc carb thì tuyến tụy của bạn sẽ sản sinh ra insulin - một hormone mà cơ thể bạn cần để chế biến glucose. Bất kỳ lượng glucose nào còn sót lại được lưu trữ trong gan để đảm bảo rằng nó không bị tích lại trong máu. Và tiến sĩ Adimoolam nói, hệ thống này hoạt động khá tốt ở người lớn khỏe mạnh không bị bệnh tiểu đường: "Một người bình thường không có vấn đề với khả năng kiểm soát đường huyết sẽ không bao giờ bị tăng đường huyết đáng kể".
Tuy nhiên, nếu bạn phát triển sự kháng insulin hoặc bị tiểu đường, cơ thể bạn không sản xuất được insulin cần thiết để chế biến glucose, điều đó có nghĩa là bạn có nhiều nguy cơ bị lượng >đường trong máu tăng cao ở mức nguy hiểm.
1. Mệt mỏi
Cảm giác quá mệt mỏi, yếu ớt hoặc kiệt sức là những triệu chứng không đặc trưng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp hoặc cao, Tiến sĩ Adimoolam nói. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân khiến cho mình mệt mỏi.
2. Nhức đầu
Nhức đầu là biểu hiện rất phổ biến và có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, nếu như bạn gặp cơn nhức đầu kinh niên thì nên đi khám vì rất có thể do tình trạng lượng đường trong máu tăng lên và tái phát nhiều lần nên gây ra nhức đầu như vậy.
3. Mờ mắt
Lượng glucose trong máu quá cao có thể ảnh hưởng đến võng mạc của bạn, gây ra tình trạng bệnh võng mạc do tiểu đường. Kết quả là, bạn có thể nhận thấy tầm nhìn bị mờ đi và nhòe nhoẹt.
4. Đi tiểu thường xuyên
Thêm glucose trong máu cũng có thể ảnh hưởng đến thận của bạn. Thận vốn có trách nhiệm loại bỏ nước dư thừa từ máu để sản xuất nước tiểu, có quá nhiều glucose trong máu, có thể làm hỏng mạch máu trong thận, làm cho quá trình lọc này kém hiệu quả hơn và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
5. Khát nước liên tục
Theo bác sĩ Adimoolam, cảm giác như bạn cần uống nhiều hơn bình thường là một phản ứng phụ tự nhiên của việc đi tiểu nhiều hơn. Mà đi tiểu nhiều lại có khả năng là do lượng đường trong máu quá cao.
Nếu các triệu chứng đường trong máu của bạn không được điều trị, chúng có thể trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn trong vài ngày hoặc vài tuần. Ngoài ra, theo các chuyên gia của phòng khám Mayo cho rằng, một số biểu hiện dưới đây cũng có thể là tín hiệu cảnh báo bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn vì nó đang lên quá cao rồi:
- Khó tập trung
- Khô miệng
- Đói cồn cào
- Bối rối trong suy nghĩ
- Hơi thở ngắn
- Đau bụng
Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng là phải tuân theo kế hoạch dinh dưỡng cá nhân của mình. Và, nếu các triệu chứng được phát hiện sớm, bạn có thể giảm lượng đường trong máu bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm cả chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
Mặc dù không có "chế độ ăn kiêng tiểu đường" nhưng hầu hết mọi người nên rơi vào hoàn cảnh này nên ăn trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên chất phần lớn trong chế độ ăn uống vì chúng ít đường và nhiều chất xơ. Thực phẩm có lượng đường ổn định, vì vậy, ăn bao nhiêu và với tần suất như nào lại phụ thuộc vào sức khỏe của bạn - bao gồm cả việc bạn mắc bệnh tiểu đường type 1 hay 2.
"Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể mắc bệnh tiểu đường, họ sẽ làm xét nghiệm máu để xem lượng đường trong máu có liên quan đến tế bào hemoglobin", Tiến sĩ Adimoolam nói. Đường trong máu của bạn càng cao trong vài tháng qua, càng có nhiều tế bào hemoglobin sẽ được gắn vào các phân tử đường.
Điều trị tiểu đường, ngoài việc quản lý dinh dưỡng và tập thể dục của bạn, có thể bao gồm theo dõi lượng đường trong máu, thuốc và liệu pháp insulin. Những người bị bệnh đái đường loại 1 chắc chắn cần insulin (dưới dạng bơm hoặc tiêm). Trong một số trường hợp, người bị đái tháo đường týp 1 có thể lựa chọn ghép tạng, điều này sẽ thay thế sự cần thiết phải điều trị bằng insulin.