Nếu khi gan của bạn có vấn đề, hoạt động không bình thường sẽ có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Nếu để ý thấy có những dấu hiệu này bạn nên giải độc gan càng sớm càng tốt.

09:19 17/08/2020

Nổi mẩn đỏ, ngứa

Nếu bạn gặp tình trạng da nổi mẩn đỏ hoặc hồng lan rộng, gây ngứa ngáy, có thể gan của bạn đang gặp vấn đề. Triệu chứng này có thể xuất hiện khoảng vài tiếng sau đó giảm dần khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống. 

Biểu hiện ngứa do nóng gan thường xuyên hiện khi cơ thể gặp lạnh đột ngột, có thể là đi ngoài gió, ngấm nước mưa hoặc nhiệt độ môi trường thay đổi...

Tất nhiên, không phải cứ ngứa, nổi mẩn là do nóng gan. Một số trường hợp khác là do vấn đề da liễu.

Nổi mề đay

Là hiện tượng nổi nốt sàn cục, dày, sờ thấy chắc, có thể ngứa hoặc không.

Màu da thay đổi

Nóng gan, suy giảm chức năng gan có thể khiến sắc tố mật bilirubin tích tụ trong máu. Nó kiến da chuyển sang màu vàng.

Hơi thở có mùi

Gan tổn thuơng làm sản sinh nhiều ammonic. Chất này khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Phân và nước tiểu thay đổi màu sắc

Khi gan bị nóng, nước tiểu thường có màu vàng đậm. Trong khi đó, phân có màu bạc hơn.

Vậy khi gan có dấu hiệu bị nóng nên ăn những loại thực phẩm nào? 

Chất xơ

Nên bổ sung các loại rau xanh lá như rau dền, rau bí, rau cải vào bữa ăn hàng ngày. Mỗi ngày nên ăn ít nhất 200gram rau xanh.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Khi bị nóng gan nên ăn các loại hoa quả giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như cam, táo, bưởi, dâu tây. Tốt nhất nên bổ sung với lượng 200 gram/ngày.

Nhóm thực phẩm giàu protein

Các loại ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa... rất giàu protein cần thiết cho cơ thể. Người bị nóng gan cần đảm bảo nạp đủ 1 gram protein/kg cơ thể/ngày.

Uống đủ nước

Để thải độc gan, bạn cần uống 1,5-2 lít nước/ngày. Có thể uống nước các loại rau, thảo dược tính mát, có tác dụng thanh lọc cơ thể như rau má, khổ qua, rau đắng, sâm đất... hoặc các loại trà thiên nhiên làm mát cơ thể, mát gan như râu ngô, bạc hà, lá dâu, lá sen.

Theo Minh Khuê/ Gia đình mới