Lê là một loại trái cây thơm ngon được ưa chuộng vì có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của chúng ta, nhưng loại quả này sẽ trở thành chất gây hại nếu bạn ăn không đúng cách.

Nhi An (TH) 16:59 10/10/2023

Quả lê là một loại thức ăn quý đứng đầu trong trăm loại quả (bách quả chi tông) về tác dụng tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chủ yếu được sử dụng trong điều trị gần hết các bệnh hô hấp.

Quả lê còn có tên gọi khác là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo Y Học Cổ Truyền, >quả lê có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho; đồng thời có tác dụng thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết sinh tân, nhuận trường, tiêu độc, nhuận táo cho lục phủ và còn nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng.

Quả lê là một loại thức ăn quý đứng đầu trong trăm loại quả. Ảnh: Internet

Còn theo các chuyên gia >dinh dưỡng, trung bình trong 100g quả lê cung cấp rất nhiều dưỡng chất bổ ích, bao gồm: canxi, chất xơ, kali, protein, photpho, và các loại vitamin cần thiết khác như A, B, C. Cứ 100g quả lê sẽ chứa 0,5mg sắt, 86,5g nước, 0,2g protein, 0,1g chất béo, 11g carbohydrate, 14mg canxi, 13mg photpho, 1,6g chất xơ, 1mg axit folic, các vitamin nhóm P, C và beta carotene, 0,2g vitamin PP,...

4 công dụng tuyệt vời của quả lê đối với >sức khỏe

Tác dụng chống ung thư

Thành phần chất anthocyanin và axit cinnamic có trong quả lê đã được chứng minh là có khả năng chống lại bệnh ung thư. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây, bao gồm cả lê, có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư dạ dày và bàng quang.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Quả lê, đặc biệt là lê có vỏ màu đỏ, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu lớn trên hơn 200.000 người cho thấy ăn 5 phần trái cây giàu anthocyanin hàng tuần trở lên như lê đỏ có liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Quả lê có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet

Hơn nữa, chất xơ trong lê làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy và hấp thụ carbs. Điều này cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, có khả năng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Chất chống oxy hóa procyanidin có trong quả lê có thể làm giảm độ cứng của mô tim, giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).

Hơn thế, vỏ của quả lê có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng được gọi là quercetin, được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao và mức cholesterol

Sức khỏe đường ruột

Quả lê là một nguồn cung cấp dồi dào các chất xơ hòa tan và không hòa tan, hỗ trợ duy trì sự đều đặn của ruột và giúp ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

3 thực phẩm “đại kỵ” không nên ăn cùng quả lê

Thịt ngỗng: Trong thịt ngỗng chứa một hàm lượng protein và chất béo cao, lê lại là trái cây tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến cho thận bị hoạt động quá tải.

Không nên kết hợp quả lê với củ cải sẽ gây bướu cổ. Ảnh: Internet

Củ cải: Axit cyanogen lưu huỳnh có trong củ cải khi kết hợp cùng ceton đồng chứa trong quả lê sẽ gây bướu cổ và làm suy tuyến giáp trạng ở người bệnh

Cua: Thịt cua là thực phẩm có tính hàn, lê cũng là thực phẩm có tính hàn. Vì vậy nếu ăn hai thực phẩm này cùng một lúc sẽ dẫn tới các chứng khó chịu về đường tiêu hóa như đau bụng, thậm chí là tiêu chảy.

Nhi An (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe