Tỷ lệ kết hôn rồi ly hôn của các cặp đôi ở Châu Á đang ngày càng tăng cao, nhưng tất cả đều nằm trong giai đoạn có sắp xếp. Dưới đây là một số mốc thời gian cần biết để "giữ lửa" cuộc hôn nhân được bền lâu hơn.
Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá-Thể thao & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, tỷ lệ ly hôn ở nước ta đang ngày một tăng. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng từ 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm.
Một nghiên cứu của Slater và Gordon Lauyews đã xác định năm hạnh phúc nhất và năm khó khăn nhất của mọi cuộc >hôn nhân nói chung. Dưới đây là một vài số liệu mà bạn nên quan tâm.
Thời điểm 3 năm đối với các cặp vợ chồng chưa được xem là quá dài, thậm chí có người còn cho rằng đây là khoảng thời gian để "tình yêu mới" chớm nở, bắt đầu tìm hiểu lẫn nhau sau khi về chung một nhà; là giai đoạn quyết định cặp đôi đó có phù hợp và chung sống với nhau về lâu dài được hay không.
Trên thực tế, thời gian này là lúc cả hai tập làm quen và có xu hướng chấp nhận những điểm yếu của đối phương, dần cảm thấy thoải mái hơn trước sự gắn bó hàng ngày với nhau.
Thông thường, trong năm thứ 3 của cuộc sống gia đình, một cặp vợ chồng sẽ quyết định việc sinh con. Vì vậy mà mối quan hệ của họ cũng trở nên gắn bó mật thiết hơn. Suy ra, năm thứ 3 chính là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong hôn nhân.
Những vấn đề cuộc sống sau hôn nhân có thể xuất hiện dần từ năm thứ 5. Con cái, kinh tế, gia đình họ hàng hai bên...Thông thường, đây sẽ là giai đoạn các gia đình đã có con nhỏ, chúng cần được chăm sóc, yêu thương và nhận nhiều thời gian của bố mẹ. Vì nhu cầu gia tăng, nên áp lực về tài chính cũng lớn hơn, yêu cầu 2 vợ chồng phải tự sắp xếp sao cho hợp lý nhất để đảm bảo cân bằng cuộc sống.
Bởi vậy, đây cũng chính là khoảng thời gian khó khăn, thử thách độ bền vững và ý chí của cả hai người. Rất nhiều cặp đôi không vượt qua được giai đoạn này, đã đi đến quyết định ly hôn và tới gặp luật sư.
Sau giai đoạn 5 năm, coi như đã vượt qua được thử thách ban đầu. Hai người đã có sự phụ thuộc và trở thành thói quen trong cuộc sống của nhau. Nhưng lúc này, vấn đề khác nữa xảy ra mà đối với các chuyên gia trong hôn nhân gọi là "bức tường", hai người sẽ dần cảm thấy lãnh đạm với sự có mặt của đối phương, cảm giác chuyện tình cảm trở nên nhạt nhòa, không còn được mặn nồng như trước nữa.
Nhiều người trong thời gian này có thể sẽ nghĩ đến chuyện "phong lưu" bên ngoài, khiến cho cuộc sống gia đình trở nên lục đục. Nhưng nếu vợ chồng thực sự gắn bó, cùng nhau trải qua giai đoạn 7 năm này, cuộc hôn nhân sẽ tiến triển mạnh mẽ, bền vững và cả hai đều có hạnh phúc viên mãn.