Ý nghĩ sống cùng với một đứa con trai nhỏ bé trong thân xác đàn ông trưởng thành là một điều rất kỳ quặc và tôi không nghĩ mình sẽ bị chồng quyến rũ nếu tôi phải đối xử với anh như một người mẹ đối với con. Tôi kết hôn để có một người chồng, một người đồng hành trong cuộc sống chứ không phải để có thêm con.
Đây chính là quan điểm trong >hôn nhân của Brandi Jeter Riley - một người từng làm mẹ đơn thân - trên trang blog Mama Knows It All. Sau 2 năm độc thân, chị đã tìm được một người bạn đời điển trai, biết chăm lo cho gia đình, cùng chị chăm sóc, nuôi dạy cô con gái xinh xắn. Brandi quan niệm, chị lấy chồng là để có chồng chứ không phải là để có thêm một đứa con nữa để chăm sóc. Chị đã giải thích một cách tường tận trong bài viết sau đây:
Khi đính hôn, những lời khuyên tôi nhận được lại là từ các chị đã từng là vợ, là người yêu của chồng tôi chứ không phải từ mẹ anh ấy. Tôi là phụ nữ 30, đã từng kết hôn, ly hôn, làm mẹ đơn thân suốt 2 năm nay, tôi đã tự lực làm tất cả mọi thứ. Từ rửa chén bát đến >chăm sóc con cái, một tay tôi làm tất cả. Vì vậy, trách nhiệm của một người mẹ quán xuyến gia đình đến với tôi rất tự nhiên.
Kết hôn rồi, việc tôi rơi vào khả năng trở thành mẹ của chồng là rất dễ. Chồng tôi độc thân đã lâu và cách anh ấy sống khác với tôi rất nhiều. Anh ấy ăn cùng một món ăn đông lạnh cho mỗi bữa tối trong khi tôi thích tự nấu ăn ở nhà. Anh giặt quần áo mỗi 2 tuần, tôi thì giặt sau khi quần áo bẩn đã đủ 1 lần giặt của máy. Chúng tôi trái ngược nhau về cách chúng tôi làm mọi thứ. Ở tình thế này, tôi rất dễ trở thành mẹ của chồng. Đó là việc mà các bà vợ vẫn làm, phải không?
Những người vợ chăm sóc gia đình nhưng có một ranh giới rất nhỏ giữa chăm sóc và ôm đồm. Ở khái niệm “chăm sóc”, bạn và chồng bạn là hai người đồng hành nhưng với khái niệm “ôm đồm”, bạn đang mang trọng trách gánh vác gia đình còn chồng bạn ngồi đấy làm theo những gì bạn yêu cầu. Tôi không biết bạn thế nào nhưng tôi không muốn một người đàn ông trưởng thành không biết cách chăm sóc bản thân. Nếu tôi phải giặt tất cả quần áo, nấu tất cả bữa ăn, làm mọi thứ cho con, tôi cũng sẽ tự lo cho >đời sống tình dục của mình. Ý nghĩ sống cùng với một đứa con trai nhỏ bé trong thân xác đàn ông trưởng thành là một điều rất kỳ quặc và tôi không nghĩ mình sẽ bị chồng quyến rũ nếu tôi phải đối xử với anh như một người mẹ đối với con. Tôi kết hôn để có một người chồng, một người đồng hành trong cuộc sống chứ không phải để có thêm con.
Để hướng chồng trở thành một người chồng đúng nghĩa chứ không phải là con trai, tôi phải bắt đầu từ trước khi kết hôn. Mọi chi tiết cho đám cưới là cơ hội lớn để tôi và chồng học cách trở thành bạn đồng hành của nhau trên con đường hôn nhân. Tôi không căng thẳng với hoa, thiệp cưới, nhà hàng vì tôi không làm những việc đó một mình. Tôi có chồng bên cạnh làm phần việc của anh ấy.
Sau khi kết hôn, chúng tôi mang bài học đó vào hôn nhân. Nhưng dù vậy, tôi cũng phải nói rằng chồng tôi chỉ là một đứa trẻ lớn xác nên nhiều lúc anh ấy có xu hướng ngồi đấy và đợi được chỉ bảo. Một lần, khi con gái chúng tôi ốm và nôn nhiều, anh ấy hỏi tôi rằng liệu anh ấy có thể làm gì. Tôi loay hoay cho con đi tắm và bãi nôn vẫn trên sàn nhà nhưng tôi lại trả lời không với anh. Anh ấy ngồi xuống theo dõi. Thay vì tức giận rồi “dạy dỗ” anh như tôi có thể làm nếu anh ấy là con tôi, tôi phải nhớ lại bí quyết mà một người bạn đã kết hôn đã từng chia sẻ với tôi. Cô ấy bảo tôi phải nói chính xác những gì tôi cần, tôi muốn.
Tôi gọi anh ấy vào phòng và nói với anh rằng tôi thực sự cần giúp đỡ và đề nghị anh dọn bãi nôn của con. Anh đã làm mà không có một lời phàn nàn nào bởi anh ấy không phải là một đứa trẻ. Anh là một người đàn ông đã có gia đình.
Bạn biết chồng tôi có thể làm gì nữa không? Anh ấy có thể tự sắp xếp lịch của mình, nấu bữa ăn cho cả nhà, chăm sóc các con. Anh ấy biết cách mua vớ và đồ lót, biết chọn quần áo để đi làm và tự dọn dẹp. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ không giúp anh những việc đó nếu anh nhờ vả nhưng anh ấy là một người đàn ông trưởng thành, là chồng, là cha, anh ấy có thể tự xoay xở mọi thứ. Việc của tôi không phải là quản lý quá chi tiết chồng tôi.
Dĩ nhiên, hôn nhân là giúp đỡ lẫn nhau để trở thành người tốt hơn. Tôi cũng đưa cho anh lời khuyên trong cuộc sống và anh cũng vậy nhưng đó không có nghĩa là chúng ta phải nói cho nhau biết cần phải làm gì, làm như thế nào. Quyền tự chủ cá nhân vẫn là một vấn đề quan trọng trong hôn nhân.
Tin tôi đi, so với việc phải làm mẹ của chồng thì làm vợ vẫn vui hơn nhiều đấy.