Đây là cách hành xử của một cặp đôi không bao giờ sợ kẻ thứ ba xen vào, cứ bên nhau đến đầu bạc răng long.
Luôn có nhiều dấu hiệu để nhận biết sự rạn nứt trong tình yêu. Và cũng không ít cách để ta biết liệu >vợ chồng có thể bên nhau đến đầu bạc răng long, vượt qua mọi cám dỗ hay không.
Hôn nhân luôn có những thời khắc khó khăn, khi cả vợ và chồng đều mỏi mệt, mất đi cả sự tỉnh táo và lý trí thường ngày. Nhưng phải nhớ, sự khác biệt giữa một cuộc >hôn nhân viên mãn và thất bại chính là ở vợ chồng luôn có sự tương trợ dành cho nhau. Một người mỏi mệt, người còn lại phải đỡ đần. Người kia lỡ chậm chân, thì người còn lại phải đợi. Và nếu một người mất bình tĩnh, thì người còn lại buộc phải tỉnh táo. Và điều quan trọng hơn hết chính là luôn thẳng thắn giãi bày, trò chuyện với nhau khi có khúc mắc. Dù có xảy ra chuyện gì, cũng hãy nhớ có vợ có chồng, chúng ta luôn có đôi đi cùng nhau mọi con đường.
Không ai sinh ra hoàn toàn hợp với nhau. Mỗi người đều có cuộc sống, quan niệm, sở thích khác nhau. Có thể yêu nhau là một chuyện, hòa hợp với nhau được hay không lại là chuyện khác. Ngay cả khi là vợ chồng thì cũng nên hiểu bạn đời cũng có những điều khác biệt với ta. Và điều khiến >hôn nhân bền vững không phải là bắt ai trong hai người thay đổi, mà là chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt của nhau. Đừng bao giờ ép bạn đời phải đổi thay hay đưa ra một quyết định mà họ không đồng ý. Hôn nhân là hai người, không loại bỏ, mà là hòa hợp trong cả những điều nhỏ nhất.
Bạn đời không phải là nhà tâm lý học có thể hiểu hết những yêu cầu và mong muốn của bạn. Do đó, khi không vừa lòng, hãy yêu cầu, khi cần thiết, hãy đòi hỏi. Phải nhớ, hôn nhân muốn bền vững phải có sự thỏa mãn của cả hai vợ chồng. Đừng kìm nén, cũng đừng bắt bạn đời cảm thấy khó chịu.
Dù đã là vợ chồng bao lâu cũng hãy hình thành thói quen dành thời gian cho nhau mỗi ngày, mỗi tuần. Có thể là vài phút mỗi ngày, hay chỉ là cuối tuần mỗi tuần thì cũng nhất định phải cho nhau thời gian. Chính thói quen này sẽ tạo cho cả hai cảm giác không thể thiếu vắng nhau, luôn có nhau trong mọi chặng đường. Khoa học chứng minh rằng những hồi ức hạnh phúc dành cho nhau luôn giúp hôn nhân bền vững hơn.
Mục tiêu, kế hoạch và mong muốn tương lai của vợ chồng cần có sự thống nhất thì mới bên nhau dài lâu được. Như việc cân bằng giữa sự phấn đấu trong sự nghiệp và thời gian sinh con cũng rất dễ gây mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng. Cả hai nên cùng ngồi lại dự trù một tương lai để cùng cố gắng và hòa hợp hơn.
Dù là vợ hay chồng thì vẫn luôn cần bạn bè như một phần quan trọng trong cuộc sống. Do đó, vợ chồng nên có sự cởi mở và thoải mái với bạn bè của nhau.
Sự bền bỉ trong hôn nhân còn có yếu tố gia đình tác động không ít. Vì gia đình là nền tản yêu thương ban đầu của cả vợ và chồng. Khi bắt đầu một gia đình nhỏ khác, nền tảng yêu thương đó cũng cần được cả hai tôn trọng và gìn giữ. Đó là lý do nhiều cặp vợ chồng tan vỡ chỉ vì không có sự trân trọng gia đình của nhau. Do đó, hãy cố gắng dành quan tâm và yêu thương cho người thân của bạn đời nhiều nhất có thể.
Tranh cãi chưa khi nào là dễ chịu. Nhưng trong hôn nhân, bạn nên có sự thống nhất rằng cãi nhau là phải lành mạnh để hiểu nhau hơn, chứ không phải để rời xa nhau. Sau mỗi lần mâu thuẫn, cả hai nên hiểu nhau hơn, hơn là thấy chán ghét nhau thêm. Và nên nhớ, dù có cãi lớn thế nào cũng phải giữ một ranh giới tôn trọng nhau.
Không ai thích bị chê trách và phủ nhận, bạn đời cũng như thế. Đa số những cặp vợ chồng hạnh phúc luôn cảm thấy tự hào và là nguồn cảm hứng để đối phương sống tốt hơn. Vì vậy, thay vì phủ nhận, hãy động viên nhau.
Lời hứa là khởi nguồn cho niềm tin. Một khi đã hứa, thì nhất định phải làm được. Còn không thì đừng hứa. Phải nhớ, bạn càng thất hứa thì sẽ càng giảm lòng tin ở bạn đời. Đó là điều hoàn toàn không hay trong hôn nhân.