Tư tưởng khác nhau về tiền bạc sẽ khiến vợ chồng ít nhiều xảy ra mâu thuẫn. Khác biệt trong chi tiêu, mức lương chênh lệch,… đôi bên phải khắc phục thế nào?
Nicolle Oequeda, nhà trị liệu> hôn nhân và gia đình, cho biết: “Những cuộc trò chuyện sẽ mang đến cảm giác an toàn cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề của nửa kia”.
Vì vậy, nếu bạn đã sẵn sàng trải lòng về vấn đề tài chính với nửa kia, dưới đây là những việc cần làm khi bạn và đối tác đối lập nhau về tiền bạc.
Nếu vợ chồng khác biệt trong chi tiêu
Nikiya Spence, nhà trị liệu tâm lý và huấn luyện viên tài chính cho biết cách mopij người chi tiêu vốn ảnh hưởng bởi môi trường sống từ nhỏ.
Cô nói: “Những mâu thuẫn này thường rất căng thẳng và xuất phát từ trải nghiệm cá nhân, hoặc tư tưởng được dạy từ thời thơ ấu của mỗi người. Ví dụ, con cái của gia đình với mức lương trung bình khá sẽ thường lo toan về các khoản tiết kiệm hơn so với những người lớn lên trong điều kiện giàu có”.
Ảnh minh họa.
Để giải quyết những khác biệt này, bước đầu tiên là học cách chấp nhận. Các cặp đôi có thể xem xét đến việc dành ra một số tiền nhất định mỗi tháng, sau đó tạo tài khoản chung cho các phí sinh hoạt chính. Ngoài ra, hai người cũng có thể giữ riêng một số tiền tiết kiệm hoặc chi tiêu cá nhân riêng.
Vấn đề này cần phải công bằng, không thể ép buộc ai phải thay đổi hoàn toàn vì nửa kia.
“Người thích mua sắm nên được cho phép chi tiêu cho những gì họ muốn trong một chừng mực nhất định. Trong khi đó, người còn lại có thể thỏa mãn mong muốn tiết kiệm” – Nikia nói.
Nếu vợ chồng chênh lệch mức lương
Khi có sự khác biệt lớn giữa các khoản lương, các cuộc trò chuyện về tiền bạc có thể trở nên căng thẳng. Người kiếm được ít hơn có thể cảm thấy họ không đóng góp đủ vào thu nhập gia đình, trong khi người kiếm nhiều hơn có thể cảm thấy gánh nặng khi trở thành trụ cột gia đình.
Điều quan trọng trên hết là không được đề cao giá trị của bản thân chỉ vì có khả năng kiếm nhiều tiền hơn. Dù không có thu nhập ổn, nửa còn lại có thể đảm đương phần lớn việc >chăm sóc con cái và lo toan nhà cửa.
Ảnh minh họa.
“Có thể những đóng góp này không phải vật chất, song chúng vẫn có ý nghĩa đối với lợi ích chung của cả gia đình” - Osequeda cho hay.
Nếu cả hai vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi chia đôi các khoản chi, hãy cân nhắc phân chia theo mức phần trăm lương.
Osequeda chia sẻ: “Đối với các chi phí chung, hai người có thể chia ra như cách các bạn đóng góp vào thu nhập chung của gia đình, người này 75%, người kia 25%”.
Phương pháp này có thể giảm bớt các gánh nặng trên vai người có thu nhập kém hơn.
Vợ chồng có nợ chung, nợ riêng
Nếu không thẳng thắn chia sẻ những khoản nợ bên ngoài từ trước chắc chắn mâu thuẫn sẽ xảy ra.
Cách xử lý các khoản nợ sẽ phụ thuộc vào quyết định kết hợp tài chính của cả hai. Bên cạnh những người cho rằng sau khi kết hôn, các khoản nợ riêng sẽ thành nợ chung, nhiều người tin rằng đó là vấn đề không liên quan đến mình.
Spence nói. “Một số người tin rằng một khi bạn đã ở trong một mối quan hệ đã cam kết thì tất cả các khoản tài chính phải là của chung, trong khi những người khác tin rằng nên tách biệt tài chính và các khoản nợ trong quá khứ”.
Không phán xét đối tác của bạn, thay vào đó, hãy tập trung vào việc tạo ra một kế hoạch hoàn trả và nếu cần thiết, hãy khắc phục những gì dẫn đến khoản nợ ngay từ đầu.
Ảnh minh họa.
Nắm quyền chi tiêu
Trong một số trường hợp, một người thường chịu trách nhiệm về tài chính của 2 vợ chồng, vì họ thích điều đó hơn hoặc đơn giản là “giỏi việc đó”.
Lisa Bahar, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Newport Beach, California, cho biết: “Vấn đề tiền bạc có thể tạo ra rất nhiều ảnh hưởng. Người nắm quyền kiểm soát tiền bạc thường có xu hướng kiểm soát mối quan hệ, trong khi đó người kia lại yếu thế hơn về mặt tài chính”.
Cho dù bạn đang dự định kết hôn hay ở bên nhau nhiều năm, điều quan trọng là các cặp đôi phải giải quyết vấn đề trực tiếp, tìm ra cách quản lý tiền chung.
Đây là những cuộc trò chuyện khá nhạy cảm, nhiều người thường né tránh vấn đề này. Cuối cùng, sự tôn trọng lẫn nhau mới là điều quan trọng.
Osqueda nói: “Bạn có thể không đồng ý 100% nhưng hãy thay đổi cách lắng nghe và tôn trọng nhu cầu cá nhân của mình”.