Hôn nhân chỉ hạnh phúc khi vợ chồng hiểu rõ ranh giới của nhau, biết đâu là đủ là vừa. Ngược lại, một cuộc hôn nhân đổ vỡ lại có những điểm chung này.
Hôn nhân >đổ vỡ thường do vợ chồng không dành nhiều thời gian và công sức để vun đắp.
Dù rằng gia đình nào cũng cần có nền tảng tài chính để duy trì mức sống ổn định. Nhưng tiền bạc không phải là yếu tố duy nhất quyết định hạnh phúc gia đình. Huống hồ, khi bạn quá chú tâm vào việc kiếm tiền thì những giá trị trong gia đình cũng dần mất đi.
Kiếm tiền hay chăm lo cho hạnh phúc gia đình đều cần phải bỏ ra thời gian và công sức. Bạn quá trọng một bên thì phải chịu thiệt một bên. Nếu bạn chỉ trọng kiếm tiền, thì sẽ không có thời gian và để tâm đến gia đình. Đây cũng là lý do nhiều gia đình giàu có nhưng vẫn không thể hạnh phúc.
Bạn nên nhớ, dù bạn dành thời gian cho kiếm tiền hay gia đình thì bạn cũng chỉ có duy nhất một quỹ thời gian nhất định. Bạn có thể kiếm tiền bất cứ lúc nào, có rồi lại mất, đầy rồi lại vơi. Nhưng một khi đánh mất gia đình, bạn không bao giờ có thể dùng tiền để mua được. Con người chỉ có thể sống hạnh phúc khi xem gia đình là mục tiêu để kiếm tiền, chứ không thể xem việc kiếm tiền là mục tiêu sống.
Một cuộc >hôn nhân đổ vỡ điển hình là vì không ai nhận ra lỗi sai của mình. Đây là lúc vợ chồng chỉ còn cái tôi của bản thân, hơn là nghĩ cho đối phương. Khi ấy, sự cảm thông, thấu hiểu và nhịn nhường nhau cũng không còn. Hậu quả này có nguồn cơn từ những việc lặt vặt ban đầu cả hai không hạ cái tôi để hiểu và nghĩ cho nhau nhiều hơn.
Khi vợ chồng cãi nhau, mối quan hệ vợ chồng như một sợi dây căng, chỉ cần không ai chịu nhường thì ắt sẽ đứt. Nếu việc đổ lỗi trở thành một thói quen, sẽ làm cho cả hai tổn thương, càng muốn công kích nhau, hơn là ý thức được lỗi sai của mình. Đổ lỗi không giải quyết được mâu thuẫn, chỉ càng làm tranh cãi gay gắt hơn.
Một gia đình hạnh phúc sẽ không bao giờ đổ lỗi cho nhau. Họ luôn giữ mái nhà với sự đoàn kết, thấu hiểu để không dễ dàng tan rã khi bão giông đến.
Một cuộc hôn nhân rạn nứt từ việc chồng không tôn trọng vợ, khiến vợ cô đơn và dễ buồn tủi, mẹ không tôn trọng con trai khiến cậu không có can đảm trưởng thành… Những vấn đề nảy sinh sau đó giữa vợ chồng, con cái sẽ càng dâng cao, đến một lúc sẽ đổ vỡ.
Tôn trọng ranh giới của nhau là nền tảng phải có để duy trì một cuộc hôn nhân, một gia đình hạnh phúc. Ranh giới ở đây là lúc nào nên lên tiếng, nói thế nào để không làm nhau khó chịu, hành động ra sao để thoải mái sống cạnh nhau. Với con cái, yêu con là đương nhiên nhưng hãy cho con cơ hội độc lập để trưởng thành. Với bạn đời, giữ là cần thiết nhưng phải lắng nghe, chấp nhận và tôn trọng. Với người thân xung quanh cũng cần sự dè chừng, giữ khoảng cách đủ vừa để coi trọng nhau.
Những ngày tháng một trong hai, hoặc cả hai không còn coi nhà là nơi để trở về dần hình thành cho vợ chồng thói quen không cần gia đình. Thay vì hồ hởi trở về để được nghỉ ngơi, yêu thương và chăm sóc, họ chán nản, thậm chí là sợ phải chạm mặt. Khi vợ chồng không còn ý thức được việc trở về nhà là một trách nhiệm, cũng như một niềm hạnh phúc để bản thân sống ý nghĩa hơn thì hôn nhân trước sau cũng không thể bền lâu. Vợ chồng không có ràng buộc, không xem gia đình là điểm tựa thì khó có thể bên nhau cả đời.