Qua 20 câu hỏi này, bạn có thể biết về tương lai liệu bạn có hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng có sống với nhau đến đầu bạc răng long không, hay bất hạnh khôn cùng, nửa đường đã mỗi người mỗi lối...
Hôn nhân >hạnh phúc hay không, đều có thể qua những câu hỏi này mà thấy rõ.
Nếu câu trả lời là “Thà chết còn hơn” thì cuộc >hôn nhân của bạn đang có vấn đề. Không cuộc hôn nhân nào luôn trong trạng thái hài lòng hạnh phúc nhất. Bởi thế, nếu hôn nhân của bạn đã trải qua 6 tháng khó khăn, hãy nghĩ về 6 tháng trước đó. Mối quan hệ nào cũng có lúc thăng trầm, quan trọng là có thể cùng nhau vượt qua, cùng giữ nhau lại.
Đương nhiên sẽ hoàn toàn bình thường nếu có lúc nào đó bạn có suy nghĩ rằng: “Nếu mình cưới một người khác thì sẽ tốt hơn không?”. Ai trong hôn nhân cũng đều từng có ý nghĩ bản thân đã lấy nhầm người, nhưng đó là vì hôn nhân luôn có những lúc khó khăn.
Bạn nên trả lời cho câu hỏi trên là: “Nếu làm vậy tôi sẽ không còn có thể nhìn mặt vợ/chồng”. Trong hôn nhân, bạn phải chấp nhận sự ổn định, thậm chí đến mức nhàm chán, nhưng hãy giữ tự trọng cho chính mình và đối phương.
Trong chuyện ấy, tất cả chúng ta đều có những suy nghĩ không dám chia sẻ với ai. Nhưng nếu là cặp >vợ chồng hạnh phúc, họ có thể thấy được điều bản thân và đối phương thích hay không thích. Từ đó, họ có thể hình dung ra toàn cảnh bức tranh về đời sống tình dục của vợ chồng, để thêm thắt màu sắc để hứng thú hơn.
Đây không phải là vấn đề hai bạn có gần gũi nhau thường xuyên hay có thỏa mãn nhau không. Nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu thấp và không quá quan tâm đến tình dục nhưng họ vẫn hạnh phúc với nhau. Không xem tình dục là trò cấm vận, hoặc có sự phàn nàn lẫn nhau thì chính là hôn nhân vẫn đang hạnh phúc.
Nếu biết đối phương có những thói quen kì quặc, cách hành xử khi bực bội, mệt mỏi của họ… thì bạn vẫn sẽ lấy họ? Nếu câu trả lời là có, thì bạn đang ở cạnh một người bạn đời đúng dành cho bạn. Nếu ngược lại, thì có lẽ là không.
Thay vì nghĩ nhiều, bạn thấy nhẹ nhõm, tự do và thoải mái hơn? Nếu thế thì có lẽ bạn nên xem xét lại cuộc hôn nhân của mình. Đã là bạn đời đúng nghĩa thì sẽ thấy thiếu nhau khi ở xa.
Nếu chồng được thăng chức, bạn có phản ứng vui mừng như “Thật tuyệt, em rất tự hào về anh!”? Nếu có thì cả hai thật sự rất tin tưởng và bền chặt bên nhau. Nhưng nếu bạn phản ứng tiêu cực, thờ ơ thì hôn nhân có lẽ đang vào giai đoạn bế tắc.
Nếu cả hai không hề cãi nhau, thì có nghĩa là có một người chịu đựng nhiều hơn. Hay nếu có cãi nhau thì sau mỗi lần cãi nhau, bạn và đối phương có tìm ra điểm khác biệt của nhau? Cãi nhau ở vợ chồng, ít quá thì không tốt, mà nhiều quá thì phải xem lại có kết quả gì không.
Mỗi lần cãi nhau giữa hai người thường kéo dài, kèm theo những ấm ức, tức giận trút lên nhau, càng khiến cả hai tổn thương hơn. Nếu thế thì hôn nhân rất có thể bị ảnh hưởng.
Những hành động như ôm, hôn, âu yếm, thể hiện tình cảm của vợ chồng nơi công cộng sẽ là một dấu hiệu quan trọng nói lên sự gắn kết tình cảm của cả hai.
Sẽ tùy lúc và tùy hoàn cảnh mà ưu tiên những mối quan hệ khác nhau. Nhưng những cặp vợ chồng hạnh phúc luôn đặt mối quan hệ với bạn đời lên trên hết.
Tỷ lệ tốt nhất là 5:1, có nghĩa là bạn cần 5 lần vui vẻ cho mỗi lần giận hờn, cãi vã.
Với những cuộc hôn nhân hạnh phúc, càng ở bên nhau lâu vợ chồng càng có phản xạ bảo vệ đối phương một cách tự nhiên, dù là bất cứ đâu, với bất cứ ai.
Cách xoa dịu một cuộc cãi vã nhanh nhất chính là nói xin lỗi, dù rằng người ấy không thấy mình sai. Đổ lỗi, chỉ trích nhau chỉ càng làm vợ chồng rời xa nhau nhanh hơn.
Trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc lâu dài, cả hai sẽ làm mọi thứ để cùng vui vẻ với nhau, hơn là cạnh tranh, xem ai đúng ai sai. Cố chấp, bảo thủ chỉ làm vợ chồng chóng ngày tan vỡ.
Cuộc sống có quá nhiều thứ ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta mỗi ngày, như công việc, các mối quan hệ… Nếu bạn không nghĩ bạn đời vì bạn mà khó chịu thì đây là một dấu hiệu tốt.
Không ai đủ hoàn hảo để đáp ứng hết nhu cầu của bạn đời. Những cặp vợ chồng hạnh phúc hiểu điều này và luôn có sự độc lập, tự tìm kiếm niềm vui cho bản thân từ bạn bè, gia đình hay công việc.
Có quá nhiều không gian riêng sau khi kết hôn hoàn toàn không tốt. Nhưng quản lý nhau từng phút từng giờ cũng không thể tạo nên một cuộc hôn nhân lâu bền.
Đây có thể là hành động nhiều người cho là sến nhưng lại nói lên sự thân mật, bền lâu giữa vợ chồng. Những tên gọi riêng thường để lại dấu ấn và gợi nhớ kỷ niệm cho cả hai, khiến tình cảm cũng gắn bó hơn.
Hôn nhân hạnh phúc cần có sự chấp nhận cả đối phương và gia đình của họ. Nếu vợ thể hiện không thích gia đình chồng thì cuộc sống hôn nhân rất ngột ngạt. Nếu chồng không có sự tôn trọng và chân thành đối đãi với gia đình vợ thì cũng không thể có một người vợ hạnh phúc vun vén cho gia đình chồng.