Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không là điều nhiều bố mẹ trăn trở trong suốt giai đoạn chăm con nhỏ. Chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này để an tâm điều trị cho trẻ tốt hơn nhé!
>Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới mà trẻ nhỏ thường mắc phải, bệnh xuất hiện khi các virus và vi khuẩn tấn công lần đầu tiên, sau đó lại thêm vi khuẩn khác xâm nhập khiến tình trạng nhiễm trùng tăng cấp độ bội nhiễm.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không? Tuy là một căn bệnh cấp tính những viêm tiểu phế quản bội nhiễm rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Khi điều trị không đúng cách thì viêm tiểu phế quản bội nhiễm sẽ bị tái phát trở lại, dẫn đến kháng thuốc gây khó khăn trong đợt điều trị kế tiếp và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ như là áp xe phổi, xẹp phổi, suy hô hấp, tràn khí màng phổi, rối loạn nhịp tim, hen phế quản.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em xuất phát từ virus hợp bào hô hấp (RSV). Sau khi virus hợp bào hô hấp tấn công, các loại vi khuẩn như khuẩn phế cầu, liên cầu, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenze ký sinh trong mũi họng của trẻ nhỏ sẽ tràn xuống tiểu phế quản gây bội nhiễm.
Thông thường, đối với người trưởng thành thì ít có khả năng gây bệnh hơn, đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu thì các virus sẽ phát triển mạnh bao gồm trẻ sinh non dưới 37 tuần, trẻ sơ sinh được 12 tuần tuổi, trẻ bị dị tật bẩm sinh/giải phẫu đường hô hấp, trẻ có bệnh phổi mãn tính và bệnh lý thần kinh, cơ, trẻ suy giảm hệ miễn dịch cũng rất dễ mắc phải các virus tấn công.
Để chăm sóc trẻ đúng cách thì các bậc phụ huynh cần nắm rõ triệu chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, các mẹ sẽ nhận thấy rõ các dấu hiệu bệnh qua đường hô hấp sau 4 – 6 ngày ủ bệnh như trẻ khó thở, thở khò khè, thở nhanh, sổ mũi, nghẹt mũi, ho khan hoặc ho đờm màu xanh hoặc vàng, đau rát cổ họng kèm theo triệu chứng sốt cao liên tục, mệt mỏi chán ăn, đối với trẻ sơ sinh thì dễ bỏ bú.
Khi nhận thấy trẻ tim đập nhanh, cơ thể tím tái thì lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời vì tình hình đã biến chứng nặng, tránh tử vong.
Để điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em bằng phương pháp Đông y thì các bác sĩ cần qua chẩn đoán bằng các phương pháp chụp X-quang, xét nghiệm để phân biệt giữa các loại bệnh dễ gây nhầm lẫn như viêm phổi, trào ngược thực quản, ho gà, hen…
- X-quang lồng ngực: Xác định tỷ lệ ứ khí, thâm nhiễm phổi do viêm hoặc xẹp khu trú, đông đặc phân thùy, xẹp thùy trên phải và trái…
- Xét nghiệm siêu vi: Xác định chủng loại virus và vi khuẩn gây bệnh
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem số lượng tế bào bạch cầu có gia tăng hay không
Khi đã xác định đúng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa nhi chữa viêm tiểu phế quản cấp bội nhiễm bằng hướng tập trung vào điều trị các triệu chứng và diệt khuẩn. Một số loại thuốc thường dùng gồm:
- Thuốc diệt khuẩn: nhóm penicillin, Cephalosporin, quinolon, macrolid
- Thuốc hạ sốt: Acetaminophen
- Thuốc giảm ho: nhóm histamine
- Thuốc loãng đờm: Carbocistein, Acetylcystein, Bromhexin
- Khí dung: salbutamol, adrenalin
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ theo Tây y tương đối an toàn nhưng lại có một số tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh khiến nhiều bố mẹ khá e dè khi điều trị cho trẻ nhỏ. Bởi trong thuốc Tây chuyên về sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn để chữa viêm tiểu phế quản bội nhiễm.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thường gặp nhất ở trẻ là tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột gây tiêu chảy kéo dài, các triệu chứng nôn mửa, phát ban, co thắt phế quản, sốc phản vệ toàn thân kèm theo…khi thiếu nước trầm trọng và điện giải có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.
Do đó, một số gia đình chọn Đông y để điều trị cho bé vì các liệu pháp tự nhiên ít gây tác dụng phụ nhất. Các mẹ có thể thực hiện các liệu pháp dân gian kèm theo các biện pháp hỗ trợ như vỗ rung để trị ho, cho trẻ uống nhiều nước và bú sữa để làm loãng đờm, hạ nhiệt độ cơ thể bằng khăn…Một số bài thuốc an toàn sử dụng dược liệu thiên nhiên dễ kiếm, sẵn có mà dân gian thường dùng, bao gồm:
- Gừng và mật ong: xay nhuyễn gừng với mật ong rồi pha với nước lọc cho bé uống mỗi ngày. Lưu ý: không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.
- Lá trầu không và gừng: Lá trầu không và gừng giã nhuyễn, ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút sau đó bỏ bã và chắt lấy nước cốt cho trẻ uống mỗi ngày.
- Quất hấp đường phèn: quất cắt nhỏ, sau khi trộn cùng với đường phèn thì đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian có một điểm yếu là khả năng diệt khuẩn kém cho nên không phải là thảo dược chuyên đặc trị căn bệnh này. Cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp Đông – Tây làm sao để đừng phụ thuộc vào thuốc kháng sinh quá nhiều bằng một vài thảo dược dân gian hiệu quả cho bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm.
Việc chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản bội nhiễm đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh, vì nếu chủ quan để bệnh phát triển nặng hơn sẽ gây ra các biến chứng khó lường dẫn đến việc điều trị gặp cản trở và gây ra tử vong ở trẻ.
- Bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước trong ngày để bù lượng nước bị mất khi bị sốt và làm loãng đờm bằng cách rung đờm, bú sữa, trẻ sơ sinh nên cho bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường.
- Giúp trẻ thông thoáng mũi bằng nước muối sinh lý, chú ý hút sạch nước mũi trước khi nhỏ mũi để tránh bị viêm mũi ngược.
- Tuyệt đối không dùng các loại thuốc ức chế ho khiến cho bệnh trở nặng hơn vì các virus và vi khuẩn bị cản lại trong phế quản.
- Tăng cường chăm sóc >dinh dưỡng cho trẻ hơn bình thường bằng các thực phẩm hỗ trợ tăng hệ miễn dịch cho cơ thể như hoa quả, rau xanh, nước ép trái cây.
- Không cho trẻ dùng các thực phẩm gây viêm và kích thích hệ hô hấp như đồ cay nóng, đồ dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm lạnh…
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất, khói thuốc lá, hạn chế đưa trẻ đến nơi công cộng và khi buộc phải ra đường cần đeo khẩu trang.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm khi rơi vào tình trạng nhiễm trùng sẽ phát tán vi khuẩn nhanh chóng khiến bệnh trở nặng. Do đó bố mẹ cần quan tâm đến chăm sóc trẻ tại nhà chu đáo cũng như hỗ trợ điều trị bệnh bằng các phương pháp dân gian theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp thấy trẻ có dấu hiệu tím tái, lập tức đưa đến bệnh viện gần nhất cấp cứu.