Viêm phế quản phổi ở trẻ em là một căn bệnh không thể xem thường, rất dễ nhầm lần với cảm cúm thông thường trong giai đoạn khởi bệnh và nguy hiểm khi trở nặng. Vậy làm sao để bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất?
Viêm phế quản phổi ở trẻ em là bệnh hầu như trẻ nào cũng mắc phải và cũng là một trong những loại bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác như viêm họng, ho…
Khi bố mẹ chủ quan cho rằng trẻ bị bệnh thông thường mà không điều trị đúng cách, về lâu dài sẽ phát triển bệnh sang giai đoạn nguy hiểm, gây biến chứng ngoài mong muốn. Nếu tình hình nghiêm trọng sẽ dẫn đến tử vong.
Viêm phế quản phổi ở trẻ em được xem là một trong những căn bệnh về đường hô hấp làm nhiễm trùng phổi. Bệnh được hình thành khi các chất dịch và mủ bên trong phế nang cản trở quá trình oxy tiếp cận với máu khi trẻ nhỏ hô hấp.
Viêm phế quản phổi là căn bệnh gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến phổi, làm ảnh hưởng các vấn đề về hô hấp. Các triệu chứng của viêm phế quản phổi tùy theo cấp độ từ nhẹ đến nặng mà có mức độ khác nhau, các mẹ có thể quan sát tình trạng của trẻ theo các dấu hiệu sau:
- Thở nhanh, gấp
- Thở phát ra tiếng khò khè, rên rỉ
- Sốt
- Ho
- Nghẹt mũi
- Cảm giác ớn lạnh
- Nôn, buồn nôn
- Ngực đau
- Bụng đau
- Trẻ ít hoạt động, lười hoạt động
- Trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn kém, bị mất nước
- Có thể dấu hiệu môi, móng tay chuyển màu xanh xám
Đó là các dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản phổi có thể quan sát bằng mắt tại nhà cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các loại bệnh về đường hô hấp của trẻ hiện nay khá nhiều, gần đây còn xuất hiện căn bệnh cúm mới do virus corona gây ra.
Cho nên xét nghiệm chẩn đoán là quan trọng nhất để xác định đúng bệnh của trẻ. Viêm phế quản phổi ở trẻ em khi xét nghiệm như dưới đây, các mẹ có thể tìm hiểu thêm:
- Công thức máu
- Số lượng bạch cầu tăng
- Bạch cầu trung tính tăng cao
- X-quang: có ý nghĩa chẩn đoán xác định
- Hai phế trường có những nốt mờ rải rác
- Có những đám mờ tập trung ở nhu mô phổi
- Có hình bóng hơi (thường do tụ cầu)
Khi đã xác định con trẻ không phải bị cảm cúm thông thường mà là mắc phải viêm phế quản phổi thì các mẹ đừng quá lo lắng trẻ bị viêm phế quản phổi phải làm sao? Các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp các mẹ giảm bớt lo ngại và có hướng chăm sóc đúng cách cho trẻ mau khỏi bệnh.
Theo thống kê, các đối tượng dễ bị viêm phế quản phổi rơi vào trẻ em dưới một tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, trẻ béo phì, thừa cân, trẻ suy >dinh dưỡng, trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ mắc phải các bệnh bẩm sinh và các trẻ bình thường nhưng sống trong môi trường bị ô nhiễm, ẩm thấp, có nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn cũng rất dễ mắc phải căn bệnh đường hô hấp này.
Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý để phòng bệnh cho trẻ ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng như chăm sóc trẻ khỏe mạnh bằng các chế độ dinh dưỡng hằng ngày, kịp thời phát hiện và bổ sung, cân bằng bữa ăn cho bé, khi bé có >sức khỏe tốt thì khả năng miễn dịch cũng tăng cao, hạn chế được nguy cơ mặc bệnh.
Bên cạnh đó, luôn giữ cho môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát, không cho trẻ sống trong môi trường nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, đặc biệt là tiếp xúc với lông động vật và mùi hóa chất vì hệ hô hấp của bé còn non yếu. Bố mẹ cũng không nên hút thuốc lá và hôn hít, bế bé vì đó là con đường nguy hiểm nhất đến phổi trẻ.
Tìm hiểu từng đối tượng cụ thể để có các phòng tránh tốt nhất. Để tránh tình trạng sinh non, trong quá trình mang thai, >mẹ bầu cần được chăm sóc sức khỏe thật tốt để hạn chế tình trạng sinh non.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thay vì dùng sữa công thức xen kẽ vì sữa mẹ là tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Trẻ từ 1 – 3 tuổi rất dễ nhiễm bệnh do thời tiết thay đổi, khi thời tiết chuyển mùa, các mẹ cần cho bé mặc đủ ấm. Không tiếp xúc với những người đăng mắc bệnh lây nhiễm virus.
Nhận biết dấu hiệu bệnh và chuyển biến từ nhẹ đến nặng để có phương án chăm sóc đúng cách tại nhà khi bệnh ở mức không nguy hiểm, có khả năng tự khỏi cũng như kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ điều trị khi chuyển biến xấu là yếu tố quan trọng nhất để chăm sóc trẻ.
Trong giai đoạn đầu phát bệnh, trẻ bị cảm lạnh, sổ mũi, cúm, viêm xoang, ho và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy, cản trở quá trình hô hấp. Nếu thấy trẻ ho nhiều hơn, đau rát cổ họng, có đờm đục, vàng hoặc xanh kèm theo đau ngực, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói kéo dài và sốt kéo dài 2 – 3 tuần là trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh viêm phế quản cao.
Khi thấy trẻ bú kém, bỏ ăn, cơ thể có biểu hiện mất nước như môi và lưỡi khô, không đi tiểu trong nhiều giờ, đồng thời môi, mũi, miệng, móng tay chuyển sang màu xám xanh, nhiệt độ sốt cao trên 39 độ C, ngủ li bì, tám tái, quấy khóc, co giật, thở nhanh gấp, thậm chí là ngừng cơn thở ở trẻ sơ sinh thì lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
Trong quá trình bác sĩ điều trị, chăm sóc trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé giảm thời gian ủ bệnh. Các mẹ lưu ý cho bé uống nhiều nước ấm mỗi ngày, vệ sinh nhà cửa, nhất là phòng ngủ của trẻ. Cho bé mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hơi, gợi ý cho các mẹ là các chất liệu vải tổng hợp.
Về ăn uống, thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu như súp, cháo loãng mẹ tự nấu bổ sung rau củ, thịt cá là phù hợp cho bé dùng, không nên ép trẻ ăn. Giữ ấm cơ thể cho trẻ tránh bị cảm lạnh, quan sát tình trạng cơ thể, theo dõi nhiệt độ và không tùy tiện cho bé dùng thuốc hạ sốt hay giảm đau mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Viêm phế quản phổi ở trẻ em trong thời điểm khởi phát cũng như các bệnh về đường hô hấp thông thường như cảm cúm, bệnh sẽ tự khỏi trong trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan vì bệnh diễn biến xấu rất nhanh từ nhẹ sang nặng. Khi chuyển sang nặng thì bệnh trở nên nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe bé và khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Hiện tại đang có dịch cúm từ virus corona đến từ Vũ Hán Trung Quốc, các mẹ cần lưu ý chăm sóc sức khỏe bé tốt hơn, không đưa bé đến nơi đông người và tiếp xúc với những người có nguy cơ cảm sốt. Căn bệnh này cũng là một nguyên do khiến nhiều gia đình hoang mang trong phân biệt bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em và virus corona.