Các chị em cần nắm được các triệu chứng tiểu đường thai kỳ để có thể điều trị kịp thời cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở các chị em mang bầu. Tiểu đường thai kỳ có 2 loại là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, có thể gây nên biến chứng nguy hiểm cho >mẹ bầu và thai nhi. Do đó, các mẹ bầu nên tìm hiểu về các triệu chứng tiểu đường thai kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời để an toàn cho cả mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường trong thai kỳ. Đây là tình trạng đường trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường, thai nhi từ 24-28 tuần. Do đó, các mẹ bầu cần thường xuyên khám thai định kỳ để theo dõi >sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ đa phần không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp một số biểu hiện dưới đây thì có thể đã mắc tiểu đường thai kỳ:
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Tụy có vai trò sản xuất insulin giúp điều hòa lượng đường có trong màu. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường bị thay đổi hormone dẫn đến quá trình sản xuất insulin cũng bị rối loạn. Do đó, tụy cần sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp đôi.
Khi tụy không sản xuất đủ insulin cần thiết cho cơ thể thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao, gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu lớn tuổi (trên 35), thừa cân hay béo phì, gia đình có tiền sử đái tháo đường là những nguyên nhân có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Người bị tiểu đường thai kỳ nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để giảm lượng đường đi vào cơ thể, giữ mức đường huyết ổn định và an toàn.
Nếu mẹ bầu được chẩn đoán là bị tiểu đường thai kỳ, dưới đây là những phương pháp cần áp dụng để quá trình điều trị có hiệu quả hơn.
70-85% người bị tiểu đường thai kỳ có thể tự điều chỉnh đường huyết quay trở lại mức bình thường bằng cách thay đổi chế độ >dinh dưỡng mà không cần đến thuốc. Một chế độ cắt giảm tối đa các thực phẩm nhiều tinh bột, carbohydrate và chất ngọt, thay vào đó là rau xanh, trái cây, dầu thực vật... sẽ vô cùng tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ.
Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể sử dụng glucose mà không cần nhiều insulin. Điều này sẽ giúp chống lại tình trạng kháng insulin mà phụ nữ tiểu đường thai kỳ hay gặp phải.
Glucose trong máu thường tăng lên sau khi ăn. Do đó, sau khi ăn cơm xong khoảng 1 giờ, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 20 phút. Hoặc tập các bài tập thân trên như hít thở cũng rất tốt. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ về các bài tập dành cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.
Nếu áp dụng chế độ ăn uống khoa học và các bài tập phù hợp cho người bị mắc tiểu đường thai kỳ mà mức đường huyết vẫn không được kiểm soát thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc.
Tại Việt Nam, insulin là loại thuốc duy nhất mà Bộ y tế cho phép người mắc tiểu đường thai kỳ sử dụng vì một số loại thuốc khác chưa được chứng minh sự an toàn cho mẹ và thai nhi.
Đến nay, nguyên nhân chính gây nên tiểu đường thai kỳ vẫn chưa thực sự được tìm ra. Tăng cân nhiều, hormone thay đổi do mang thai cũng có liên quan đến căn bệnh này. Bởi vậy, để hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện đồng thời chuẩn bị kiến thức trước khi mang thai.
Khi mang bầu, mẹ bầu không nên ngồi một chỗ vì sợ vận động ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi... giúp kiểm soát đường huyết trong máu, khí huyết lưu thông và giúp thai nhi phát triển tốt ngay trong bụng mẹ.
Qua đây, các mẹ đã biết được triệu chứng tiểu đường thai kỳ và cách điều trị cũng như phòng tránh rồi chứ. Hãy thường xuyên khám thai định kỳ để kiểm tra tình trạng đái tháo đường và điều trị tốt nhất.