Trẻ sơ sinh vàng mắt có thể là lành tính hoặc dấu hiệu bệnh lý. Hiểu rõ hơn về tình trạng này ở trẻ giúp cha mẹ xử lý đúng cách, đảm bảo an toàn cho bé.
Trẻ sơ sinh vàng mắt có thể tự khỏi trong vài tuần nếu là vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm.
Vì vậy, theo dõi tình trạng của trẻ, tìm hiểu thông tin về bệnh vàng da là việc rất quan trọng cha mẹ cần quan tâm đến để kịp thời xử lý, đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời.
Mắt bé sơ sinh bị vàng do nguyên nhân nào gây nên? Trẻ sơ sinh vàng mắt là tình trạng khá phổ biến. Theo các bác sĩ nhi khoa cho biết, do nồng độ bilirubin trong máu bé tăng cao vượt ngưỡng cho phép sẽ gây vàng da.
Giải thích rõ hơn, trong quá trình phá vỡ hồng cầu theo chu kỳ hay do một nguyên nhân nào đó khiến hồng cầu vỡ sớm hơn dự kiến sẽ sinh ra một sắc tố màu vàng có tên gọi là bilirubin.
Đối với trẻ đang bước vào giai đoạn tập đi và ở người trưởng thành, gan đảm nhiệm vai trò quan trọng là xử lý bilirubin và đào thải ra ngoài cơ thể qua đường ruột.
Nhưng đối với trẻ sơ sinh, gan của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển để hoàn thiện tốt chức năng, nên việc loại bỏ bilirubin có đôi khi gặp quá tải dẫn đến chất này ứ đọng ở mật gây ra hiện tượng bé sơ sinh bị vàng mắt và có thể là vàng da tuỳ mức độ.
Những trẻ sơ sinh là đối tượng nguy cơ cao dễ mắc phải hiện tượng vàng mắt do ứ mật thường là:
- Trẻ sinh non, thường sinh trước 37 tuần sẽ có nguy cơ cao hơn trẻ sinh đủ tháng.
- Trẻ không nhận đủ lượng sữa cần thiết sau khi sinh.
- Tình trạng nhóm máu của bé và mẹ không tương thích với nhau.
Nếu nhóm máu của trẻ sơ sinh không tương thích với mẹ sẽ khiến cơ thể bé hình thành những kháng thể và bắt đầu phá huỷ kháng thể của chính mình.
Quá trình này diễn ra dẫn đến nồng độ bilirubin trong máu tăng đột ngột. Hậu quả là >mắt bé sơ sinh bị vàng.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị vàng mắt cũng có thể do những yếu tố nguy cơ cao gây ra như sau:
- Trẻ gặp vấn đề về gan.
- Bị nhiễm trùng.
- Thiếu enzyme.
- Bị chảy máu nội bộ hay bầm tím do gặp tác động mạnh trong quá trình sinh.
Ngoài dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng mắt do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, tùy theo trường hợp trẻ sẽ có những biểu hiện kèm theo, cha mẹ cần chú ý theo dõi để kịp thời đưa bé đến bệnh viện kiểm tra như sau:
- Lên cơn sốt.
- Bú kém.
- Luôn trong trạng thái lừ đừ, buồn ngủ.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Vùng da trên cơ thể, đặc biệt là ở tay chân và vùng bụng chuyển sang màu vàng.
- Phân bạc màu (đối với trẻ bú sữa mẹ phân thường có màu vàng xanh, còn với trẻ bú công thức phân sẽ có màu vàng đậm).
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có sao không? Trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da có thể là vàng da sinh lý hoặc bệnh lý.
Đối với vàng da sinh lý sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn. Nhưng nếu là vàng da bệnh lý sẽ vô cùng nguy hiểm vì trẻ có thể rơi vào trạng thái hôn mê, có giật và xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Thông thường, trong thời điểm sau sinh đến 3 – 5 ngày trước khi xuất viện, bé sẽ được kiểm tra tình trạng vàng da do lúc này nồng độ bilirubin của trẻ sẽ đạt mức cao nhất.
Việc chẩn đoán sẽ dựa vào biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên, để xác định được chính xác cần phải đo nồng độ bilirubin trong máu.
Nếu không có gì bất thường, bé có thể được xuất viện và cha mẹ tiếp tục theo dõi. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da kéo dài trên 2 tuần, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, tránh những rối loạn tiềm ẩn đe dọa đến tính mạng trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh bị vàng mắt do nguyên nhân ứ mật gây ra trong thời gian kéo dài không được điều trị ngay từ đầu, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ như:
Bệnh não cấp tính do bilirubin: Tình trạng này xuất hiện là hậu quả của việc bilirubin tích tụ quá mức trong não, khiến cho tế bào não bị nhiễm độc.
Dấu hiệu của bệnh não do bilirubin là trẻ có biểu hiện người uể oải, thường xuyên khóc thét, lên cơn sốt, bú kém, cơ thể hoặc phần cổ bị cong.
Vàng da nhân não: Đây là một hội chứng vô cùng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ trong trường hợp bilirubin cấp tính gây ra những tổn thương vĩnh viễn làm ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm khác tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh như bị bại não, điếc vĩnh viễn...
Vậy khi nào nên đưa đến gặp bác sĩ là vấn đề nhiều bậc phụ huynh vô cùng quan tâm, nhất là những cặp vợ chồng làm cha mẹ lần đầu.
Thông thường, trẻ sơ sinh bị vàng mắt không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng bạn cần theo dõi tình trạng của bé và đưa bé đến bệnh viện kịp thời trong tình huống như sau:
- Trẻ lên cơn sốt cao trên 38 độ.
- Không chỉ mắt mà da của trẻ chuyển sang màu vàng đậm.
- Trẻ thường xuyên khóc thét, bú kém, bỏ bú và có biểu hiện phản ứng chậm đối với môi trường xung quanh.
Sau khi thăm khám, chẩn đoán tình trạng, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng vàng mắt ở trẻ sơ sinh.
Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc và theo dõi tình trạng của trẻ. Sau khoảng vài tuần, hiện tượng vàng mắt ở trẻ sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ.
Nếu tình trạng vàng da ở trẻ nghiêm trọng hơn do tăng bilirubin gián tiếp, phương pháp được áp dụng thường là:
Chiếu đèn: Đây là phương pháp an toàn, đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao.
Nhờ vào năng lượng của ánh sáng sẽ xuyên qua da trẻ, có tác dụng chuyển hoá bilirubin tự do có trong máu thành chất khác không độc và đào thải qua đường bài tiết.
Thay máu: Nếu trẻ bị vàng da nặng, phương pháp chiếu đèn không đem lại hiệu quả, hoặc khi trẻ có triệu chứng thần kinh kèm theo, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp thay máu để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh vàng mắt, mẹ nên cho bé bú sữa non ngay sau sinh, đồng thời giữ ấm cho trẻ để tránh bị hạ đường huyết và thân nhiệt, giúp trẻ đi phân su sớm ngay sau khi sinh.
Phòng của trẻ phải có đủ ánh sáng, giúp cha mẹ dễ dàng quan sát và phát hiện bất thường liên quan đến màu sắc da trẻ, từ đó có phương pháp can thiệp kịp thời.
Trong quá trình mang thai, >mẹ bầu cần được khám thai đúng lịch hẹn để phát hiện những bệnh lý nếu có trong thai kỳ và theo dõi tốt sức khoẻ, giúp hạn chế được tình trạng sanh non rất dễ khiến bé bị vàng da.
Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh vàng mắt là như thế nào. Trong trường hợp trẻ bị vàng da, vàng mắt kéo dài, cha mẹ không nên chủ quan, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị nhằm bảo vệ sức khoẻ con yêu một cách tốt nhất!