Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, nôn trớ thường xuất hiện trong 3 tháng đầu sau sinh. Dưới đây là nguyên nhân cũng như cách trị ọc sữa cho trẻ.
Khi gặp hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, các bố mẹ không nên cho rằng đó là chuyện bình thường mà chủ quan, hãy quan sát trẻ thật cẩn thận. Bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên, tình trạng này còn có thể là do bé bị thiếu canxi hoặc mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Trong bài viết sau, Phunuvagiadinh sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân cũng như các biện pháp khắc phục điều này!
Trong 3 tháng đầu sau sinh, >bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa chỉ trong vài phút rồi tự hết. Nhiều mẹ sẽ nghĩ rằng đây là hiện tượng rất đỗi bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu có đi kèm thêm vài dấu hiệu khác thì rất có thể bé đang phải đối mặt với bệnh lý nào đó. Hiện tượng này chỉ bình thường khi bé vẫn tăng cân đều đặn, ăn ngủ tốt. Một số nguyên nhân khiến bé hay vặn mình, gồng người như:
Có nhiều lý do khiến> trẻ sơ sinh hay vặn mình ọc sữa, nôn trớ nhưng chủ yếu gồm:
+ Bé bú sữa mẹ quá nhiều;
+ Bé bú không đúng tư thế hoặc bú bình sai cách khiến trẻ hít quá nhiều không khí vào dạ dày;
+ Bé vừa ăn no thì mẹ đã cho bé nằm ngay;
+ Mẹ quấn tã cho bé quá chặt;
+ Bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, động ruột;
+ Viêm đường hô hấp trên;
+ Nhiễm trùng thần kinh;
+ Tăng áp lực nội sọ như xuất huyết não do tỷ lệ Prothrombin giảm;
+ Rối loạn hệ thần kinh thực vật như co thắt môn vị;
+ Dị tật đường tiêu hóa như: hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành, teo thực quản;
+ Bé bị xoắn ruột, tắc ruột: kèm theo đó là bụng chướng, nhiễm trùng toàn thân, đại tiện có máu;
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một lý do khác khiến bé nôn trớ đó là hệ tiêu hóa còn yếu. Dạ dày của bé nằm ngang, cơ còn yếu khiến cho hoạt động co thắt chưa ổn định, từ đó dễ bị nôn trớ. Khi trẻ biết đi, dạ dày của trẻ sẽ chuyển sang tư thế nằm dọc, giảm dần hiện tượng nôn trớ, ọc sữa.
Trẻ bị nôn trớ, ọc sữa sau bú có thể do mẹ ép trẻ bú quá nhiều. Tuy nhiên, nếu kèm theo các triệu chứng khác thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý:
>>> Xem thêm:
- Chia sẻ cách chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh hiệu quả
- Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình mẹ phải làm sao?
Đầu tiên, khi trẻ bị nôn trớ, mẹ cần giữ bình tĩnh, không nên bế xốc người trẻ lên mà hãy để bé nằm nghiêng sang một bên. Tiếp theo, mẹ hãy nhẹ nhàng bế trẻ lên, dùng khăn lau miệng cho trẻ. Nếu trẻ bị ọc sữa lên mũi, hãy vệ sinh mũi và họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý theo thứ tự miệng trước mũi sau.
Để hạn chế hiện tượng trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy chia nhỏ thời gian bú giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Cụ thể:
Nếu đã áp dụng các cách trên mà hiện tượng trẻ ọc sữa vẫn không thuyên giảm, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất.
Như vậy, các mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, nôn trớ qua những thông tin chia sẻ trên đây. Mong rằng bài viết hữu ích với các mẹ!