Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt không phải là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cùng tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết sau!
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là nỗi lo của nhiều bố mẹ vì nó có thể ảnh hưởng đến >sức khỏe của bé. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non và yếu nên rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể sang những biến chứng khác trầm trọng hơn.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt thường xuất hiện ở những trẻ sau sinh ở tháng đầu tiên. Do hệ tiêu hóa của bé còn yếu, chưa hoàn thiện nên cứ mỗi lần sau khi bú là bé sẽ đi ngoài. Thông thường, bé sẽ đi ngoài từ 5 đến 10 lần trong 1 ngày. Phân của trẻ bình thường sẽ sệt, có màu vàng sậm và trẻ vẫn tăng cân tốt. Nhưng nếu trẻ đi ngoài có bọt và nhầy thì có thể bé đang gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa như bị tiêu chảy.
Những triệu chứng khi trẻ bị tiêu chảy là:
- Trẻ đi ngoài liên tục, nhiều lần hơn bình thường
- Đau bụng, quấy khóc nhiều
- Phân lỏng, nhiều nước, có sủi bọt và trong phân có chất dịch nhầy
- Trẻ hay bị nóng, sốt
- Trẻ nôn trớ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có bọt mà bố mẹ nên lưu ý như:
- Hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện: Do chức năng đường ruột và tiết niệu của trẻ vẫn chưa được hoàn tiền vì thế làm cho bé đi ngoài có bọt. Nếu bạn để ý thấy rằng phân của bé hơi lỏng, có bọt và có chất nhầy thì có thể là đường ruột của trẻ vẫn đang bị kích thích.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Thêm một nguyên nhân nữa khiến trẻ đi ngoài có bọt là do đường ruột của trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn gây ra hiện tượng đi ngoài có bọt kèm tiêu chảy. Nếu nặng hơn, bé có thể sẽ bị ruột rút hoặc do sốt.
- Trẻ bị dị ứng sữa: Trẻ sơ sinh có thể đã bị dị ứng với protein có trong sữa nên dẫn đến việc đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Khi gặp phải tình trạng này, bé có thể gặp những triệu chứng đau bụng, phát ban, sưng hoặc khó thở.
- Hội chứng kém hấp thụ: Những bé mắc phải hội chứng kém hấp thụ làm cho tình trạng đi ngoài có bọt do phần >dinh dưỡng có trong thức ăn không được tiêu hóa hết.
- Chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý: Trong giai đoạn trẻ vẫn đang bú, sữa mẹ đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Nếu bạn ăn các loại thức ăn nhuận tràng cũng có thể làm cho trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có bọt.
Khi bạn nghe tiếng sôi bụng ở bé là điều rất bình thường. Nhưng khi trẻ bị sôi bụng và quấy khóc nhiều thì có thể là do sự tắc nghẽn ở lượng khí các nếp gấp ở ruột hoặc đường tiêu hóa. Lúc này, bố mẹ nên xem lại thực đơn hàng ngày của bé có nhiều dầu mỡ hay đó có phải là thức ăn dễ tiêu hay không.
Để khắc phục điều này, các mẹ cần:
- Tránh cho trẻ ăn nhiều thực phẩm sinh hơi như cà chua, bắp cải, cam, thực phẩm cay, nóng.
- Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên vì trong 6 tháng này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên không nạp được đường lactose có trong sữa vào cơ thể được.
- Khi bé bị sôi bụng, bạn chỉ cần thay đổi tư thế để cho bé bằng cách cho bé tựa đầu lên vai và vỗ lưng nhẹ cho bé. Lưu ý là chỉ nên vỗ lưng nhẹ để trẻ ợ nóng. Hoặc bạn cũng có thể cho trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên và xuống một cách nhịp nhàng.
Với những bé đang bú sữa, mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của bản thân một cách hợp lý và khoa học hơn như ăn nhiều rau củ, sữa chua, nước dừa,… để cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ. Không chỉ vậy, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều mỡ và không có lợi cho sức khỏe. Khi trẻ bị tiêu chảy sủi bọt, bạn nên vù đủ nước cho bé bằng cách cho bé bú nhiều lần hơn mức bình thường.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là dấu hiệu cảnh báo rằng sức khỏe của trẻ không tốt và bạn cần phải quan tâm đến bé nhiều hơn nữa. Nếu mức độ bé đi ngoài, >bé bị tiêu chảy có sủi bọt nhiều lần trong ngày thì bạn nên đưa bé đi khám để chẩn đoán và điều trị cho bé kịp thời.