Trẻ thường bị mất tập trung bởi mọi vật xung quanh, nhiều khi việc đó lại tạo thói quen xấu, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vậy làm sao thể rèn luyện cho trẻ tập trung, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tạo không gian yên tĩnh
Tránh ồn ào và cất những thứ dễ gây mất tập trung như máy tính, ti vi, điện thoại, máy chơi điện tử… Tắt hết đi và không để bé nhìn thấy chúng trong khi học. Nên xếp mọi thứ gọn gàng, vào đúng vị trí và sạch sẽ, miễn là tạo được sự thoải mái cho bé là được.
Tại nhà, bạn nên tạo một góc học tập cho bé, bao gồm bàn ghế và giá sách vở... Không cần trang trí quá nhiều chi tiết vì như thế sẽ càng làm bé mất tập trung hơn.
Một số trẻ đặc biệt lại thích nghe nhạc khi học, nó khiến trẻ tập trung hơn. Bạn có thể áp dụng thử, nếu không thấy có hiệu quả hoặc càng làm con mình mất tập trung hơn thì dừng luôn.
Dạy con cách tập trung hiệu quả thì trẻ cần phải có trải nghiệm, cần phải được rèn luyện từ từ.
Thời gian học và chơi nên đan xen nhau
Đây là cách dạy trẻ kém tập trung khá hiệu quả. Nôm na của phương pháp này chính là hướng dẫn trẻ học tập trung cao trong thời gian 25 phút sau đó nghỉ ngắn 5 phút và lại bắt đầu 1 phiên học 25 phút mới.
Kết hợp đồng hồ và tính giờ
- Đặt một số đồng hồ trong nhà và tại bàn học của bé. Nó sẽ giúp bé ý thức về thời gian hơn để từ đó quản lý thời gian tốt hơn.
- Hãy nói cho con bạn phải làm bài tập trong bao lâu, khi nào cần ngồi học, bao giờ thì được nghỉ,…
Ví dụ: mỗi giờ học thì 15 phút học Toán, 10 phút tập đọc, 10 phút tập viết,…
Khuyến khích trẻ hoàn thành xong nhiệm vụ trong thời gian đã định. Nếu cần, bạn có thể dùng bộ đếm giờ.
Chia nhỏ nhiệm vụ học tập
- Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng vậy, khi thấy khối lượng nhiệm vụ phải thực hiện quá lớn, quá nhiều thì sẽ cảm thấy choáng ngợp, nản không muốn làm và ức chế sự tập trung, ý chí. Chính vì thế bố mẹ nên giúp con chia nhỏ các nhiệm vụ phải làm, ước lượng khoảng thời gian thực hiện, thời điểm thực hiện,…
- Ngoài ra, cũng cần dựa vào khả năng của con mình để xác định lượng nhiệm vụ phải làm. Với một núi bài tập phải làm mỗi ngày chắc rằng con sẽ có thể không làm hết một lúc hoặc làm không nổi.
Tăng dần thời gian mà trẻ cần tập trung cho hoạt động của mình
Sau khi bé đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian đề ra, hãy kéo dài thêm khoảng 30 giây nữa vào ngày hôm sau. Hãy nói cho biết bạn đang làm gì và mục tiêu cần phải thực hiện là gì?
Thiết lập thói quen
Tạo một thói quen tốt không phải dễ dàng, bố mẹ cần phải thiết lập từ từ cho con. Để giúp con tập trung hơn, nên tạo một bảng biểu/lịch trình hàng ngày, bao gồm những hoạt động, mục tiêu,... Nó giúp trẻ hình dung rõ hơn việc cần làm, từ đó kích thích sự chủ động, mong đợi, quản lý thời gian, tập trung vào nhiệm vụ hơn,...
Phương pháp giúp trẻ chữa bệnh mất tập trung
Ngoài việc chữa bệnh mất tập trung bằng thuốc, các em hoàn toàn có thể chữa bằng chính nguyên nhân gây ra căn bệnh này, đó chính là phương pháp giáo dục.Cha mẹ nên có phương pháp dạy trẻ tập trung học bài và rèn tính kỷ luật cho bé ngay từ nhỏ.
Thông cảm với trẻ
Để bé không cảm thấy áp lực trong học tập, cha mẹ không nên gò ép bé. Hàng ngày, cha mẹ không nên ép bé phải học nhanh, phải ngồi học trong một thời gian dài. Thực tế, tuổi bé còn nhỏ vẫn thích ham chơi. Vì vậy, cha mẹ nên tạo cho bé một không gian học tập thoải mái và nghỉ ngơi giữa giờ. Nếu bé có quá mệt thì cũng nên thông cảm và động viên bé để bé có thể tiếp tục tập trung học bài.
Học cũng trẻ
Học cùng trẻ cũng là một trong những cách chữa bệnh mất tập trung. Thay vì để bé học một mình, cha mẹ nên cùng bé học, tìm hiểu và gợi ý hướng giải quyết vấn đề. Điều này sẽ khiến bé rất thích thú, hăng say và chú ý học hơn. Vì khi không hiểu bé có thể hỏi ngay cha mẹ của mình.
Tạo không gian học tập yên tĩnh
Với các bé bị mất tập trung, cha mẹ nên để các bé học trong một không gian yên tĩnh và tách biệt với các yếu tố gây xao nhãng. Một không gian yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp bé hoàn toàn sử dụng được sự tập trung của não bộ giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất. Có thể ban đầu trẻ cần phải học trong không gian yên tĩnh để nâng cao khả năng tập trung nhưng dần dần đạt đến độ tập trung cao thì trẻ vẫn có thể học bài trong môi trường nhiều tiếng ồn hơn.