Trẻ ho nhiều đờm lâu không khỏi khiến ba mẹ lo lắng không biết lý do tại sao và phải làm sao. Dưới đây là những cách làm loãng đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng khá yếu. Chính vì thế, ốm sốt hoặc ho có nhiều đờm là những biểu hiện rất bình thường. Trẻ ho nhiều đờm khiến con khó chịu bởi hiện tượng này gây nên tình trạng khó thở, khó ngủ. Chính vì thế, ba mẹ nên tìm cách khắc phục nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về lý do vì sao bé lại ho nhiều đờm như thế và một số cách hạn chế và giảm cơn ho của bé.
Nhiều người không biết tình trạng bé ho nặng nhiều tiếng đờm là biểu hiện của bệnh gì. Thực chất, “đờm” không đáng sợ như nhiều bố mẹ suy nghĩ. Nó chỉ là một thứ chất nhầy được tạo ra để ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập của các loại vi khuẩn virus có hại vào đường hô hấp.
Tuy nhiên, do mất cân bằng nên thứ chất nhầy đó sẽ ứ đọng tại vùng cổ và sẽ tạo thành đờm. Bé sơ sinh cơ thể còn yếu, khả năng tự mình loại bỏ đờm còn kém, chính vì vậy cổ bé luôn trong trạng thái khò khè và có lúc tạo nên phản xạ ho để tống đờm ra khỏi cổ họng.
Tuy nhiên, nếu bé ho có đờm lâu ngày không khỏi thì mẹ không thể loại trừ khả năng con nhỏ đã mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,... Hoặc cũng có thể là do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh như sởi, ho gà, thủy đậu hoặc virus gây ho có đờm từ người bệnh khác. Một số trường hợp bé ho nhiều đờm không khỏi là do thời tiết giao mùa, chuyển mùa, cơ thể bé đề kháng kém nên không thể thích nghi dẫn đến ốm cảm, ho có đờm.
Ho có đờm là một hiện tượng rất hay gặp phải ở trẻ sơ sinh. Tuy không quá nguy hiểm đến >sức khỏe và tính mạng nhưng ba mẹ cũng nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Áp dụng các biện pháp giúp khai thông đường thở để giúp con dễ chịu, bớt khò khè, ho quấy khóc, chơi ngoan ngủ ngoan hơn.
Trẻ ho nhiều đờm khiến con cực kỳ khó chịu, quấy khóc. Tuy nhiên, cơ thể bé còn yếu, ba mẹ không nên quá lạm dụng các loại thuốc Tây, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như về lâu về dài sẽ trở nên kháng thuốc. Chính vì thế, mẹ nên áp dụng kết hợp một số cách trong tổng hợp những cách làm loãng đờm cho trẻ sơ sinh dưới đây:
Trong húng chanh có nhiều tinh dầu. Thành phần chính trong loại lá này là Cavaron - có tác dụng làm tiêu đờm và loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể. Chính vì thế, mẹ có thể sử dụng lá húng chanh làm thuốc trị long đờm cho con.
Cách thức thực hiện cũng rất đơn giản. Lá húng chanh rửa thật sạch, ngâm nước muối, sau đó giã hơi nát một chút và chế thêm 10ml nước sôi nóng vào. Cứ để như thế tầm 10 phút, tinh dầu trong lá húng chanh tiết ra. Bạn chắt lấy nước cho con uống ngày 2 lần. Uống liên tục 2 ngày, chắc chắn bé sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt khò khè hơn.
Vỗ long đờm là một phương pháp cực kỳ quen thuộc và bắt buộc bố mẹ nào cũng phải ghi nhớ cách thực hiện. Cách làm này sẽ hỗ trợ sự lưu thông tuần hoàn máu ở phổi và làm long đờm ở phế quản của bé, khiến cho bé bật đờm ra ngoài một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thực hiện vỗ long đờm cho bé đúng cách không phải đơn giản.
Cách thực hiện: Ba mẹ dùng bàn tay của mình khum lại cho 5 ngón áp sát vào nhau, ngón cái ép chặt vào ngón trỏ và bắt đầu vỗ nhẹ. Vỗ từ trái sang phải, mỗi bên từ 3 đến 5 phút, vỗ nhịp nhàng đều đặn. Xác định đúng vị trí phổi của bé để vỗ cho đúng để tránh vỗ phải vùng dạ dày sẽ khiến cho bé nôn trớ nếu con vừa ăn no xong.
Tinh dầu tràm là một trong những cánh tay đắc lực của phụ huynh, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp cho trẻ sơ sinh. Mùi hương của tinh dầu tràm còn giúp lọc sạch bầu không khí trước khi đi vào khoang thở của con trẻ. Đặc biệt, loại tinh dầu này còn góp phần làm tan chảy đờm trong khí quản, giúp con trẻ hít thở một cách dễ dàng hơn.
Trên đây là một số kiến thức về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ ho nhiều đờm và một vài cách làm tan đờm đơn giản mà hiệu quả mẹ có thể áp dụng. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe cho con yêu, mẹ nên lưu ý đến chế độ >dinh dưỡng và đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ hơn.