Khi trẻ ho có đờm không sốt là triệu chứng không bình thường khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Liệu có nguy hiểm không và làm sao để bé hết ho? Cùng tìm hiểu ngay!
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn yếu. Do đó, bé dễ gặp các vấn đề không tốt về hô hấp. Trong đó, hiện tượng trẻ ho có đờm không sốt khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Tình trạng này khiến bé cực kỳ khó chịu, dễ bị nôn trớ hay thậm chí là bỏ ăn.
Một số người cho rằng rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh viêm phổi phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ ho có đờm không sốt là dấu hiệu của bệnh gì? Và mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau!
Khi cổ họng có đờm hay dị vật, cơ thể bé sẽ phản ứng lại để giúp đẩy chúng ra ngoài bằng cách ho. Trẻ ho có đờm nhưng không sốt, trẻ ho nhiều, khò khè là một hiện tượng tự nhiên và không hề liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp. Thông thường, trẻ bị ho có đờm nhưng không sốt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:
Muốn giúp bé giảm ho, đặc biệt là vào ban đêm, mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính xác là gì. Từ đó, sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc vài cách khắc phục tình trạng trẻ ho có đờm không sốt.
Bố mẹ có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên để chữa ho cho bé như gừng, lá hẹ, tắc (quả quất) hấp đường phèn, mật ong và lá húng chanh, hoa hồng trắng, kha tử, siro chữa ho từ những loại thảo dược tự nhiên,....
Trị ho bằng các loại thảo dược tự nhiên vừa hiệu quả lại vừa an toàn cho trẻ. Các loại thảo dược có công dụng trị ho, tiêu đờm, chống viêm, kháng khuẩn cực kỳ tốt. Với những trường hợp trẻ bị nôn trớ trong khi ho mà không hề bị sốt, bố mẹ cần áp dụng phương pháp cho bé sử dụng tinh dầu gừng giúp làm ấm họng, giảm ho và giảm nôn trớ cho trẻ.
Bên cạnh các loại thảo dược thiên nhiên, việc vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý sẽ giúp mũi được thông thoáng, tiêu đờm và nhanh khỏi ho.
Nếu trẻ bị ho nhiều, ho có đờm lâu ngày không khỏi nhưng không sốt, rất có thể trẻ đã bị trào ngược dạ dày. Do đó, bố mẹ cần chú ý không nên cho bé ăn quá gần với giờ đi ngủ kẻo làm hại bé. Hầu hết với những trường hợp bé ăn quá sát với giờ đi ngủ, thức ăn sẽ không được tiêu hóa kịp, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều.
Do đó, bé đi ngủ ngay sẽ dễ bị chướng bụng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ dạ dày bị yếu đi, không khép kín được miệng trên của dạ dày, khiến dịch ứ đọng lâu trong dạ dày sẽ trào ngược lên, tràn vào thành của thanh quản, gây ho hoặc nôn trớ.
Bởi vậy, cách tốt nhất giúp bé bớt ho nhiều ban đêm là cho trẻ ăn ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ.
Cha mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ ăn uống khoa học và giờ giấc sinh hoạt hợp lý. Cụ thể là:
Khi thấy bé xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bố mẹ hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra kịp thời:
Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp các bậc phụ huynh hiểu được phải làm gì khi trẻ ho có đờm không sốt. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bố mẹ >chăm sóc con mình tốt hơn.