Trẻ còn nhỏ nên hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Do đó, nó dễ bị rối loạn. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì thì nhanh khỏi bệnh?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều bậc bố mẹ. Bởi khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, việc ăn uống của trẻ khó khăn hơn bao giờ hết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Rối loạn tiêu hóa được xem là một phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều nhất là ở trẻ em. Đây là hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt không bình thường của những cơ vòng trong hệ tiêu hóa, làm rối loạn đại tiện và gây ra chứng đau bụng.
Nếu bạn để ý thấy trẻ có xuất hiện những biểu hiện sau thì có thể bé đã bị rối loạn tiêu hóa:
- Nôn trớ: Trẻ bị nôn thỉnh thoảng 1 lần hoặc do ăn no và có biểu nôn trớ. Nhưng nếu trẻ đột ngột nôn trớ với số lần nhiều hơn mức bình thường thì có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa.
- Tiêu chảy: Có thể bạn chưa biết, màu sắc của phân chính là cách nhận biết chuẩn xác nhất về tình trạng >sức khỏe của hệ tiêu hóa ở trẻ. Với những trẻ hơn 1 tuổi, nếu đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần trong 1 ngày, phân có lẫn chất nhầy, bé chướng bụng, có biểu hiện kém ăn, nôn trớ. Khi đi ngoài nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước, suy nhược cơ thể. Vì thế, bố mẹ nên chú ý bù nước và điện giải đầy đủ cho trẻ.
- Táo bón: Táo bón cũng là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Nếu trẻ 3-4 ngày vẫn chưa đi ngoài hoặc đi ngoài có phân khô, rắn, kèm theo đó là trẻ quấy khóc nhiều, chướng bụng, khó ăn, bỏ bữa, tức trẻ đã bị táo bón.
- Đầy hơi, chướng bụng: bụng của trẻ căng to, trẻ ợ hơi liên tục, hôi miệng, đánh hơi nhiều nhiều trong ngày thì cũng là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ biếng ăn: Khi trẻ chán ăn, hay bỏ bữa và không thèm ăn những món mà trẻ yêu thích thì có thể tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề.
Nếu như bạn đang thắc mắc >trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, dưới đây là tổng hợp những món ăn dễ tiêu hóa cho bé mà các mẹ nên tham khảo:
Chuối được xem là thực phẩm rất tốt cho dạ dày. Nguyên nhân do chuối là một loại trái cây hỗ trợ chức năng của dạ dày. Cụ thể là chuối có chứa hợp chất pectin có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa của trẻ được thuận lợi hơn.
Không những vậy, chuối có chứa chất kali rất cần thiết cho cơ thể của trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ có bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, nếu trẻ ăn chuối thường xuyên thì có thể hồi phục lại nguồn năng lượng đã mất đi do trong chuối có chứa nhiều khoáng chất và vitamin.
Gạo được xem là một loại thực phẩm giàu năng lượng, rất bổ dưỡng đồng thời không tạo áp lực lên hiệu tiêu hóa của trẻ. Không chỉ vậy, gạo còn giúp kiểm soát được tình trạng tiêu chảy của trẻ một cách hiệu quả. Bạn có thể chế biến thành cơm, cháo cho trẻ ăn.
Rau củ là thành phần quan trọng trong thực đơn của trẻ. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên cho trẻ ăn rau nhiều hơn mức thường ngày để giúp trẻ cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Có nhiều bạn thắc mắc rằng trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không? Câu trả lời là có. Sữa chua giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ được tốt hơn vì trong sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi có thể cải thiện được sự rối loạn ở đường ruột.
Với lượng chất béo bão hòa có trong thịt gà khá thấp nên khi được chế biến đúng cách và vệ sinh thì thịt gà sẽ là một món ăn dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều chất >dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Hơn nữa, các enzym có trong thịt gà có thể giúp cho dạ dày của trẻ bớt đau hơn khi bị rối loạn tiêu hóa.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những món ăn dưới đây vì nó không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và có thể làm cho bệnh của trẻ thêm nặng hơn.
- Tránh để trẻ ăn những món ăn khó tiêu như: pizza, thịt xông khói, xúc xích,…
- Những loại thực phẩm chứa nhiều đường: kẹo, bánh, nước ngọt,...
- Với những bé bị táo bón thì bạn không nên cho trẻ ăn đậu và bắp vì chúng có thể làm tình trạng táo bón của trẻ thêm trầm trọng hơn.
Với những thông tin trên, chắc chắn bạn đã biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì rồi phải không? Các bố mẹ nên nhớ rằng khi hệ tiêu hóa của trẻ còn rất kém, bố mẹ cần lưu ý thực đơn hằng ngày của trẻ hoặc đưa trẻ đi khám ở bệnh viện để kịp thời điều trị.