Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của trẻ sau khi các răng sữa bắt đầu rụng dần, thay vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn cứng cáp. Do đó, bố mẹ cần chú ý để có cách chăm sóc tốt, giúp con sở hữu một hàm răng xinh.
Mọc răng hàm là chuyện bình thường mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, trong quá trình mọc răng bé có thể bị sốt và quấy khóc, bỏ bú, sụt cân... Do đó, >mẹ bầu cần có biện pháp chăm sóc đúng cách, giúp làm nhẹ các triệu chứng để trẻ 5 tuổi mọc răng hàm cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong thời gian này.
Quá trình thay răng của trẻ thường diễn ra từ 5 – 12 tuổi, một số trường hợp diễn ra sớm hoặc muộn hơn. Theo đó, răng hàm số 6 có thể mọc sớm nhất lúc 5 tuổi, lúc chưa có chiếc răng sữa nào được thay thế. Vì thế có thể xảy ra 2 trường hợp khi trẻ mọc răng hàm số 6, một là bị sâu răng không điều trị kịp thời, hai là mọc chen chúc, lệch ra khỏi khớp cắn, khó điều chỉnh dẫn đến lệch răng vĩnh viễn. Do đó, khi con được 5 tuổi mẹ nên để ý xem chiếc răng hàm số 6 của con mọc như thế nào để có cách chăm sóc bé tốt nhất. Nếu răng bị mọc lệch cần đưa bé đến nha khoa để bác sĩ nắn lại.
Hàm răng của trẻ sẽ mọc rất đều và đẹp nếu như phát triển bình thường, thứ tự của răng vĩnh viễn sẽ mọc giống như răng sữa. Có nghĩa là răng sữa nào mọc trước thì sẽ rung trước. Thông thường thứ tự phổ biến của răng hàm trên là răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh, răng hàm và các răng cối lớn, đối với hàm dưới sẽ là răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.
Thời điểm thay răng của trẻ diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại răng, vị trí của răng và thói quen của bé. Cụ thể là:
Đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng: Đối với những chiếc răng chỉ có một chân, thời gian thay răng chỉ diễn ra trong vài tuần. Tuy nhiên với răng nhiều chân như răng cối thì thời gian sẽ lâu hơn, có thể mất khoảng 1-2 tháng. Những răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ được rút ngắn so với răng bị kẹt trong khe, lợi trùm hoặc bị chèn ép bởi các răng khác.
Thói quen của trẻ: Thói quen cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng mọc răng hàm của trẻ 5 tuổi. Khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ cảm thấy trong khoang miệng có khoảng trống, thường đưa tay vào và dùng lưỡi tác động. Hành động này có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến khả năng mọc răng, do đó mẹ hãy tập cho bé bỏ những thói quen xấu này.
Mọc răng hàm sẽ gây ra sự khó chịu cho một đứa trẻ, do đó bố mẹ cần nhận biết dấu hiệu khi trẻ mọc răng hàm thông qua các biểu hiện sau đây, để có biện pháp can thiệp, giảm đau kịp thời cho con.
Sốt nhẹ: Vào thời điểm trẻ mọc răng hàm thường hay bị sốt nhẹ từ 38 - 38,5 độ C, khó chịu vì nướu sưng lên, gây đau. Thông thường, trẻ bị sốt khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, trẻ mọc răng thường sốt nhẹ và không bị tiêu chảy. Vì vậy, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ và kèm theo tình trạng tiêu chảy, rất có thể trẻ đang bị một bệnh nào đó chứ không phải sốt do mọc răng. Do đó, lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến trạm y tế để được theo dõi kịp thời.
Bên cạnh đó, trẻ cũng hay chảy dãi, điều này khiến bé hay bị ho sặc. Đây là tình trạng khá phổ biến. Lúc này, mẹ hãy tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp đơn giản như chườm lạnh hoặc cho dùng thuốc hạ sốt.
Hay nhai đồ: Khi những mầm răng muốn xuyên qua nướu để mọc lên sẽ khiến bé không thoải mái, cảm thấy đau nhưng kèm theo sự ngứa. Chính vì vậy, trẻ sẽ có xu hướng muốn gặp bất cứ thứ gì đó khi đang cầm trong tay để làm giảm cảm giác khó chịu này.
Chán ăn: Sự đau nhức, khó chịu khi chiếc răng hàm nhú lên sẽ khiến trẻ có hiện tượng chán ăn, bỏ bữa và sụt ký. Lúc này mẹ cần xây dựng lại chế độ >dinh dưỡng cho phù hợp với điều kiện phát triển của bé.
Khó ngủ: Khi mọc răng hàm trẻ hay bị thức giấc vào ban ngày và đêm, vì bị các cơn đau nhức làm phiền.
>>> Xem thêm:
- Mách mẹ cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái nhớ nhanh và nhớ lâu
- Trẻ 5 tuổi bị nôn, khi nào cần cấp cứu y tế ngay lập tức
Khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm, nếu không phải răng mọc lệch, bị viêm thì không nhất thiết phải đưa trẻ đến nha sĩ. Thay vào đó, bạn hãy giúp trẻ chọn bàn chải phù hợp, dùng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đồng thời hướng dẫn trẻ đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor. Tốt nhất nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày, đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại.
Khi mọc răng hàm trẻ còn thường bị chảy nước dãi, mẹ hãy dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho con để tránh tình trạng phát ban và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Để giảm tình trạng đau nướu, mẹ nên bỏ vòng nhai mềm hoặc một chiếc khăn sạch, ướt vào ngăn mát tủ lạnh sau đó cho bé gặm. Vòng nhai cho trẻ, không nên chọn những loại chứa chất lỏng ở bên trong vì dễ bị rò rỉ dịch, gây hại cho >sức khỏe, thay vào đó chọn chất liệu mềm như cao su. Mẹ cũng có thể dùng ngón tay của mình massage lợi cho con để làm xoa dịu cơn đau, hãy rửa tay thật sạch trước khi thực hiện. Trong trường hợp muốn cho bé dùng thuốc giảm đau bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, trong thời gian mọc răng hàm, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng tác động lớn đến chỗ nướu do mọc răng. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm xay nhuyễn, mềm để tránh tác động mạnh đến chỗ nướu đang bị sưng do răng mọc. Bên cạnh đó, các mẹ hãy luộc chín cà rốt, khoai tây, súp lơ cho trẻ gặm để kích thích mọc răng và làm cho nướu răng của bé bớt khó chịu. Đồng thời, mẹ cũng đừng nên bắt ép trẻ phải ăn nhiều cùng một lúc. Thay vào đó hãy chia bữa ăn thành 6 - 8 bữa, mỗi lần ăn một chút ít.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được rằng, nếu được bổ sung nước trái cây tươi hàng ngày, bé sẽ được cung cấp một lượng vitamin lớn để làm xoa dịu đi cảm giác đau khi mọc răng. Do đó, trong thời gian trẻ 5 tuổi mọc răng hàm, mẹ hãy bổ sung các loại đồ uống mát, giàu vitamin C để giảm tình trạng viêm lợi, đau nướu cho trẻ.
Vì vậy, các mẹ hãy theo dõi sát sao quá trình mọc và thay răng ở trẻ, hạn chế tối đa số lượng thức ăn ngọt tiêu thụ mỗi ngày và các loại đồ ăn cứng khó nhai, để răng hàm khi mọc sẽ đều, hạn chế bị lệch khớp cắn.
Qua đây, các mẹ đã biết trẻ mấy tuổi mọc răng hàm số 6 rồi chứ. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích, để quá trình mọc răng của con diễn ra an toàn và có những biện pháp hỗ trợ hợp lý.