Sữa cho con bú luôn là vấn đề khiến rất nhiều chị em đau đầu. Có người sữa về rất nhiều nhưng có người lại ít hoặc cũng có trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được sữa cho con bú.
Thông thường, khoảng 2 đến 5 ngày sau sinh, ngực của sản phụ sẽ có dấu hiệu lớn dần lên, nặng và hơi đau do mẹ đang trong thời kỳ sản xuất nhiều sữa để cho con bú. Thế nhưng, sau khoảng 2 đến 3 tuần, mẹ sẽ thấy thoải mái hơn, bầu ngực trở nên mềm mại dù tuyến sữa vẫn đầy. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp >mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Trong trường hợp nặng, sự sưng ngực còn có thể lan tới nách khiến cho mẹ thấy đau nhói, không thoải mái, sốt nhẹ và kèm theo đó là hút sữa không ra.
Nguyên nhân gây ra tình trạng căng sữa có thể là do ảnh hưởng cơ địa của sản phụ. Có một số trường hợp mẹ dù thường xuyên cho con bú nhưng vẫn bị căng tức ngực, vắt sữa không ra. Cũng có một vài mẹ bị căng sữa do không cho bé bú thường xuyên trong những ngày đầu tiên sau khi sinh em bé.
Một nguyên nhân nữa có thể do việc mẹ mặc áo ngực chật, gây nên ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Hoặc sản phụ đã từng phẫu thuật ngực, các phần cấy ghép chiếm hết không gian để có thể làm tăng lượng máu, bạch huyết, sữa làm cho ngực bị cương đau.
Nhiều mẹ cho rằng việc mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được không gây nguy hại gì quá lớn, vấn đề là bé phải tìm nguồn sữa khác ngoài sữa mẹ để bổ sung >dinh dưỡng. Thế nhưng, thực tế việc bị tắc tia sữa lại rất nguy hiểm với mẹ. Nếu không tìm cách làm tan cục sữa tắc, mẹ có thể phải đối mặt với những nguy cơ:
Viêm tuyến vú: Ngực sẽ tiếp tục bị sưng to và đau, sờ vào bầu ngực sẽ thấy có rất nhiều cục cứng, nặn sữa nhưng không ra và đầu vú có dấu hiệu sưng tấy.
Tắc sữa là nguyên nhân khiến cho bé không có đủ sữa bú, lúc này mẹ dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng. Nếu không cẩn thận mẹ rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh. Trẻ không được bú sữa mẹ thì sức đề kháng của trẻ cũng sẽ kém đi nhiều, con chậm lớn, có thể sẽ kém thông minh, thậm chí một vài trường hợp bé sử dụng sữa ngoài còn bị dị ứng, sặc sữa…
Sữa căng đau quá phải làm sao? Hay làm thế nào để khắc phục được tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được? dưới đây là một vài trường hợp mẹ có thể áp dụng để kích thích tuyến sữa.
Dùng khăn ấm và chườm nóng hai bầu vú giữa những cữ bú hoặc các cữ hút sữa để bầu ngực giảm sưng, đau, kích thích tuyến sữa. Tốt nhất, mẹ nên lấy khăn sữa của con, nhúng vào trong nước ấm, sau đó áp vào ngực khoảng 5 phút/lần. Nên kết hợp giữa massage và thư giãn 2 bầu vú để kích thích hoạt động của tuyến sữa.
Một trong các cách làm hết căng sữa chính là cho con bú thường xuyên. Hãy cố gắng cho con bú nhiều hơn thông thường. Đảm bảo không bỏ lỡ lần cho ăn nào và chắc chắn rằng mẹ đã cho bé bú đúng cách.
Nếu bé không bú hết sữa, hãy vắt hoặc bơm sữa ngay sau đó để hạn chế sữa đọng lại trong bầu ngực gây đau. Khi vắt sữa, cần chú ý hút bỏ sữa khi vú bị căng cứng và cần phải hút ở một mức độ vừa phải. Bởi nếu hút hết sữa, tuyến sữa sẽ bị kích thích và tiết sữa nhiều hơn.
Một cách giúp mẹ bớt đau do bị căng sữa là dùng vòi hoa sen với nước ấm và phun trực tiếp lên bầu ngực theo chiều từ trên xuống. Áp dụng theo cách này sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng bị căng tức ngực, những u sữa cũng sẽ mềm ra, từ đó làm cho ngực của mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, hãy dùng tay xoa bóp núi đôi để dòng sữa thừa chảy ra và trôi theo dòng nước.
Để khắc phục mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, sau mỗi lần cho ăn, giữa thời gian tắm, mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực để giảm tình trạng căng sữa. Nên đặc biệt chú ý đến các vùng ngực có hiện tượng rắn, cứng.
Áo ngực chật hay bó sát có thể khiến của mẹ bị đau vú, làm đau đầu ti, ngực bị căng sữa. Để hạn chế tình trạng này, hãy chọn loại áo ngực kích thước phù hợp và rộng rãi. Tốt nhất nên dùng áo ngực dành cho sản phụ, loại áo này được thiết kế để hạn chế gây áp lực lên vùng ống dẫn sữa đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho sản phụ.
Bạn có thể thử thay đổi nhiều vị trí khác nhau mỗi lần cho con bú. Điều này có tác dụng giúp bạn đảm bảo rằng tất cả các ống dẫn sữa đều được dọn sạch. Nhờ đó, cơn đau ngực khi cho con bú có thể được giảm bớt.
Trong rất nhiều trường hợp, mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được không tìm ra nguyên nhân. Những biện pháp để giúp phòng tắc tia sữa sau sinh tuy không mang lại hiệu quả tuyệt đối nhưng cơ bản có thể giúp cho sản phụ giảm tỉ lệ mắc bệnh. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau:
Trên đây là một vài thông tin về việc mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được cũng như cách khắc phục tình trạng này tại nhà mà bạn có thể tham khảo nếu gặp phải trường hợp tương tự. Tuy nhiên, nếu tình trạng tắc sữa kéo dài, hãy sớm đến các trung tâm y tế để kiểm tra để có hướng xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng hay hậu quả sau này cho cả mẹ và bé.