Các bà mẹ thường có thói quen nhanh chóng dọn dẹp khi trẻ làm đổ thức ăn trên bàn nhưng vô tình đã bỏ qua nhiều điều quan trọng trẻ có được từ việc lộn xộn trên bàn ăn.

An Nhiên (t/h) 17:39 07/12/2021

Ăn lộn xộn giúp trẻ bớt kén ăn hơn

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Vương quốc Anh đã tiến hành một  thử nghiệm với một nhóm 70 trẻ em, từ 2-5 tuổi. Họ giấu một món đồ chơi trong một bát cháo và yêu cầu những đứa trẻ mới biết đi tìm kiếm nó. Họ cũng hỏi các bậc cha mẹ về chế độ ăn bình thường của con họ.

Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ thích làm bẩn tay trong quá trình thử nghiệm ít có nguy cơ mắc chứng sợ thức ăn - một chứng rối loạn đặc trưng bởi sự miễn cưỡng ăn những món ăn lạ.

Vì vậy, đừng lo lắng vào lần tới khi bạn nhìn thấy những vết thức ăn vương vãi khắp người con. Điều này thực sự có thể giúp con vượt qua nỗi sợ hãi khi thử hương vị mới.

Ảnh minh họa

 

Ăn lộn xộn giúp ích cho sự phát triển trí não của trẻ

Một nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ ngồi trên ghế cao và chơi trong bữa ăn của chúng sẽ học được nhiều kiến thức hơn về thức ăn.

Các nhà khoa học cũng kết luận rằng việc khám phá bằng tay - hoặc chạm vào thức ăn - rất quan trọng trong việc giúp trẻ thu thập thêm thông tin vì các dấu hiệu thị giác có xu hướng mơ hồ.

Một đứa trẻ mới biết đi học cách cầm nắm và sử dụng đồ dùng có thể đi kèm với rất nhiều thứ lộn xộn. Nhưng đó là loại lộn xộn cho phép chúng học hỏi nhiều điều.

Ngoài dạ dày, não của trẻ cũng được cung cấp thông tin mới. Ví dụ, trẻ học được rằng buông đồ vật khiến chúng rơi xuống, thức ăn bị bóp méo có thể thay đổi hình dạng của nó.

Theo một chuyên gia, trẻ sơ sinh cũng bị thúc đẩy bởi xúc giác hoặc mong muốn khám phá thế giới thông qua xúc giác. Và việc nghịch đồ ăn sẽ sử dụng những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể chúng ta, đó là đầu ngón tay, môi và lưỡi.

Chỉ cần tưởng tượng trẻ sơ sinh phải thú vị và choáng ngợp như thế nào khi khám phá các kết cấu và nhiệt độ khác nhau của thực phẩm - nóng, lạnh, dính, mịn, cứng,…

Ảnh minh họa

 

Rèn tính tự lập

Trẻ con vốn dĩ luôn khao khát tự lập nên việc để trẻ tự khám phá thức ăn là điều hoàn toàn bình thường.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt các thí nghiệm để xác định các mô hình học tập của trẻ. Họ cung cấp một chiếc máy cho trẻ và yêu cầu trẻ tìm hiểu cách thức hoạt động của nó.

Họ thấy rằng trẻ em giống như những nhà khoa học nhỏ, chúng nghiên cứu dữ liệu xung quanh mình và thử nghiệm các giả thuyết khác nhau để xác định chiến lược nào sẽ hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng việc khuyến khích chơi sẽ thúc đẩy trẻ em suy nghĩ nhiều hơn so với hướng dẫn trực tiếp. Vì vậy, có thể cho trẻ tự do kiểm soát bữa ăn của mình không phải là một ý tưởng tồi.

Một số mẹo để giảm thiểu tình trạng lộn xộn khi >cho con ăn

Phục vụ thức ăn nhẹ.

Dùng chiếu hoặc giấy báo để hứng thức ăn rơi xuống sàn.

Chọn những chiếc ghế cao làm bằng chất liệu dễ lau chùi.

Ảnh minh họa

 

1 số lưu ý khi cho bé ăn bốc bằng tay

Đồ ăn nấu cho bé cần được nấu chín, đủ mềm và cắt thành miếng nhỏ, dễ cầm nắm.

Có nhiều ý kiến cho rằng không nên cho bé sơ sinh ăn trứng, cá và các sản phẩm từ đậu nành quá sớm, bé có thể bị dị ứng thức ăn do sức đề kháng còn yếu. Nhưng theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì không có bằng chứng thực tiễn nào cho kết quả bé bị dị ứng do ăn những loại thực phẩm này. Cha mẹ có thể cân nhắc để cho bé ăn tùy thuộc cơ địa từng bé.

Luôn rửa thật sạch tay bé trước và sau khi ăn.

(Theo Brightside)  
Theo T. Linh/Gia Đình Việt Nam