Các nhà khoa học cho rằng việc trẻ sơ sinh cười khi ngủ thuộc giấc ngủ REM, khi mà trẻ vẫn còn những cử động nhẹ về mắt, miệng hoặc chân, tay.
Một nghiên cứu đã xem xét hơn 500 phụ nữ mang thai bằng cách siêu âm 4D, phát hiện ra rằng có đến 31 thai nhi thực sự đang mỉm cười. Tất cả >trẻ sơ sinh đều mỉm cười với thời gian trung bình là 3,21 giây.
Bằng cách này, các nhà khoa học xác định rằng nụ cười tự phát xảy ra ngay cả khi trẻ còn trong bụng mẹ và trước khi chúng chào đời.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của các công nghệ mới cho phép chúng ta nhìn những đứa trẻ trong bụng mẹ để xem những gì đang diễn ra trong đó trước khi sinh, chúng ta có thể phát hiện ra rằng bào thai cũng có thể ngáp sớm nhất là 18 tuần sau khi chúng được thụ thai.
Vào khoảng tuần 26 của thai kỳ, chúng có thể mỉm cười, chớp mắt và thậm chí khóc từ trong bụng mẹ - những biểu hiện trên khuôn mặt này là phản xạ không tự chủ mà chúng đang phát triển như một kiểu chuẩn bị cho khoảnh khắc chào đời.
Ảnh minh họa.
Những nụ cười đầu tiên là hành động phản xạ và không tự nguyện
Đây là một phản ứng tức thì với một kích thích, trong trường hợp trẻ sơ sinh thường là một cảm giác khỏe mạnh bên trong. Không giống như nhiều người trong chúng ta, rất có thể trẻ sơ sinh thực sự không nhận thức được rằng chúng đang cười, vì vậy chúng ta đang nói về một chuyển động không tự chủ của các cơ của chúng, chẳng hạn như khi chúng đá hoặc mút ngón tay cái.
Thời điểm thích hợp cho nụ cười
Khi ngủ, trẻ sơ sinh thường trải qua 2 giai đoạn ngủ: ngủ chủ động và ngủ sâu. Giai đoạn chủ động, còn được gọi là REM, là từ viết tắt của Rapid Eye Movement, được cho là được tạo ra bởi hoạt động cường độ cao của não bộ. Điều này xảy ra khoảng 60 - 90 phút sau khi chìm vào giấc ngủ nhưng giấc ngủ hoạt động theo chu kỳ, vì vậy REM cũng sẽ xen kẽ với giấc ngủ sâu.
Tuy nhiên, chính trong giấc ngủ REM, chúng ta rất có thể sẽ nhìn thấy con mình mỉm cười, nhăn mặt hoặc duỗi chân như những hành động không tự nguyện của cơ thể.
Mỉm cười như một câu trả lời
Vì trẻ sơ sinh không thể nói chuyện nên cười và khóc là phương tiện giao tiếp cơ bản của trẻ. Điều này, ít nhất, đúng trong những giây phút đầu tiên sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng các nhóm nghiên cứu riêng biệt khác đã chứng minh được rằng trẻ sơ sinh đã là những sinh vật xã hội vài ngày hoặc thậm chí vài giờ sau khi được sinh ra.
Đó là lý do tại sao nụ cười của trẻ sơ sinh cũng có thể là phản ứng với cảm giác tích cực hoặc cảm giác nhẹ nhàng như được vuốt ve trên má hoặc cảm thấy sạch sẽ trở lại. Những ký ức dễ chịu như giọng nói, mùi thơm và mùi vị cũng có thể kích hoạt nụ cười ở trẻ.
Ảnh minh họa.
Trẻ sơ sinh không mơ nhưng có trí nhớ
Khi một đứa trẻ đang ngủ ngon, chúng ta có thể thấy trẻ mỉm cười. Điều này không nhất thiết có nghĩa là trẻ đang mơ. Trên thực tế, điều này khó có thể xảy ra vì một đứa trẻ sơ sinh chưa có đủ kinh nghiệm để ghi nhớ, cũng như chưa có khả năng tưởng tượng, não bộ của chúng vẫn đang phát triển để đạt được những khả năng đó.
Ngủ trong những tuần đầu tiên của cuộc đời có một số chức năng rất cụ thể, bao gồm giúp trẻ sơ sinh phát triển trí não, xử lý thông tin và củng cố trí nhớ, vốn bắt đầu hình thành từ trong bụng mẹ.