Trẻ sơ sinh có một hệ tiêu hoá nhạy cảm nên chỉ cần ảnh hưởng một chút sẽ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kém ăn. Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh cần được xử lý để tình trạng sức khỏe của trẻ tốt hơn.
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất phổ biến, gây trở ngại cho khả năng phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu thêm về triệu chứng cũng như cách xử lý dứt điểm triệu chứng này qua bài viết dưới đây để giúp trẻ mạnh khoẻ.
Rối loạn tiêu hoá là hiện tượng khi cơ vòng bên trong hệ tiêu hoá bị co thắt bất thường, gây đau bụng và xuất hiện những thay đổi trong vấn đề tiêu hoá thức ăn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá rất ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của bé bởi trong giai đoạn này trẻ sẽ cần một nguồn >dinh dưỡng ổn định. Nếu bị rối loạn tiêu hoá, lượng dinh dưỡng được cung cấp vào cơ thể sẽ bị thiếu hụt đáng kể. Hậu quả để lại là rất đáng quan ngại như suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não và thể chất, suy giảm hệ miễn dịch,... Thêm nữa, khi các tác nhân từ môi trường bên ngoài tấn công vào hệ tiêu hóa, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ tái phát rối loạn trở lại.
Đây là biểu hiện phổ biến mà trẻ hay gặp phải khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày qua đường miệng do sự gắng gượng của cơ thể. Một số nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ bú quá no, núm vú quá to hay nhỏ hoặc do cơ thể phản ứng với loại sữa mới. Ngoài ra, có những trường hợp nôn trớ do teo tắc đường ruột, teo tắc thực quàng hay bệnh đại tràng phình bẩm sinh,…
Cơ chế tự nhiên của con người là nạp vào và thải ra. Nếu quá trình thải ra bị tắc nghẽn, vài ba ngày trẻ mới có thể đi ngoài một lần, phân khô rắn hơn thông thường, khi đi ngoài trẻ cảm các giác đau và khó chịu, bụng cứng. Những điều đó khiến trẻ chậm lớn, hay đau bụng nôn trớ và thường xuyên quấy khóc.
Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên thực sự rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối. Phân lỏng, trẻ đi vệ sinh 3 ngày mỗi lần và kéo dài không quá 14 ngày. Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện mệt mỏi, không ăn được, hay nôn trớ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bị sốt, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân có máu hoặc chất nhầy.
Để giúp trẻ không còn bị rối loạn tiêu hoá làm phiền. Mẹ nên lưu ý một số giải pháp sau:
Bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thể chất và trí tuệ của trẻ. Hãy chọn những loại thực phẩm sạch, chế biến những món ăn an toàn vệ sinh tạo điều kiện quan trọng để giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh.
Ngoài ra, ở những độ tuổi khác nhau, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh giúp bổ sung những loại vị khuẩn có lợi nhằm tạo nên cân bằng cho hệ tiêu hoá, gây ức chế các vi khuẩn có hại, gây bệnh và độc tố. Việc này sẽ cần thêm sự tư vấn của bác sĩ nhi.
Trên đây là phần tổng hợp những kiến thức cho chủ đề rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp đỡ cho nhiều cha mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái luôn khỏe mạnh.