Sau sinh, sức khỏe của bà đẻ thường yếu đi nhiều. Do đó, một chế độ kiêng cữ hợp lý là vô cùng quan trọng. Vậy phụ nữ sau sinh ăn táo được không?
Phụ nữ sau sinh ăn táo được không là thắc mắc của nhiều chị em mới lần đầu làm mẹ. Táo là một loại quả chứa nhiều chất >dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh lại khá nhạy cảm với nhiều thứ và nguồn thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể lại ảnh hưởng trực tiếp đến con nhỏ. Vậy thực hư chuyện ăn táo sau sinh như thế nào, có ăn được hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ vấn đề này trong bài viết sau.
Táo là một loại quả quen thuộc trong >đời sống con người, giúp bổ sung các dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Các lợi ích tuyệt vời của táo với sức khỏe bao gồm:
Hàm lượng fisetin trong táo khá cao. Đây là một loại flavonoid có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Theo các nghiên cứu, hàm lượng fisetin này sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình lão hóa, từ đó giữ được sự tươi trẻ lâu hơn.
Lượng chất xơ hòa tan trong táo giúp cơ thể giảm các nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, béo phì,... Trong 1 quả táo có 4,4g chất xơ hòa tan, giúp bổ sung 15% lượng chất xơ mà cơ thể con người cần mỗi ngày.
Theo một số nghiên cứu tại Úc và Anh, táo có tác dụng giúp phổi khỏe hơn, từ đó giảm nguy cơ ho hen hay bệnh hen suyễn. Mỗi tuần nếu ăn 5 quả táo, sức khỏe hệ hô hấp của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
86% thành phần của táo là nước. Do đó, nó được xem là một loại quả có tác dụng giải khát hiệu quả. Bạn chỉ cần ăn 1 quả táo mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng nước đáng kể.
Táo ít calo, nhiều nước, giàu chất xơ và ít chất béo có thể giúp bạn giảm cân. Mỗi khi ăn táo, cơ thể bạn sẽ có cảm giác no và giảm sự thèm ăn. Theo các nghiên cứu, việc mỗi ngày ăn 3 quả táo sẽ giúp chị em giảm cân hiệu quả hơn so với người không ăn táo.
1 quả táo sẽ giúp bổ sung 14% nhu cầu vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày. Bên cạnh đó, táo còn cung cấp 5% nhu cầu vitamin B16, 2% nhu cầu vitamin A và 6% nhu cầu kali mà cơ thể cần mỗi ngày. % vitamin A và sắt được khuyến cáo một ngày.
Với những công dụng tuyệt vời trên, các mẹ thường thắc mắc không biết sau sinh ăn táo được không? Hiện vẫn chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh rằng táo có thành phần gây hại cho mẹ sau sinh. Hơn thế nữa, các loại dưỡng chất trong táo lại cực kỳ tốt cho sức khỏe. Do đó, phụ nữ sau sinh có thể ăn táo. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng thành hại, mẹ chỉ nên ăn một lượng táo vừa phải mỗi ngày, kết hợp thêm một số loại trái cây khác để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của em bé.
Trong quá trình mang thai, lượng máu ở >mẹ bầu tăng lên khiến nồng độ sắt giảm. Khi cho con bú, bạn cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt. Còn canxi lại là thành phần chính trong sữa mẹ và việc thiếu canxi khiến mẹ bị ít sữa và xương yếu. Táo chứa canxi, sắt, vitamin C và vitamin A mà bà mẹ sau sinh cần để có nhiều sữa cho con bú và nhanh chóng hồi phục thể trạng.
Ngoài ra, táo cũng chứa nhiều khoáng chất khác như photpho, kali và giàu chất xơ giúp mẹ bầu giảm bớt cân nặng sau sinh.
Nếu sinh mổ, >bà đẻ có được ăn táo xanh không? Câu trả lời là có. Bởi táo chứa nhiều vitamin C giúp vết thương mau lành. Sau sinh mổ, bà đẻ cần có một chế độ ăn uống khoa học để thành dạ dày và tử cung nhanh lành.
Táo là loại quả có đầy đủ những thành phần trên, giúp mẹ phục hồi nhanh sau sinh mổ. Do đó, mẹ sinh mổ hãy bổ sung thêm táo trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Trái cây là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho mẹ sau sinh và đang cho con bú. Bên cạnh đó, trái cây còn giúp kích sữa cho mẹ cực kỳ tốt. Nếu sản phụ không ăn trái cây trong thời gian ở cữ, cơ thể dễ bị thiếu chất, hệ tiêu hóa hoạt động kém và chất lượng sữa mẹ không tốt. Hơn thế nữa, trái cây còn giúp hỗ trợ tử cung co bóp để tống khứ sản dịch ra ngoài.
Thông thường, mẹ có thể ăn được trái cây sau khi sinh từ 3-4 ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tránh một số loại quả không nên ăn.
Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã được giải đáp thắc mắc “Phụ nữ sau sinh ăn táo được không?”. Mong rằng với những kiến thức chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ có một chế độ kiêng khem hoa quả sau sinh hợp lý, từ đó đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé.