Canh khoai mỡ là món ăn vô cùng hấp dẫn bởi vị béo ngậy của khoai và vị ngọt của xương. Hấp dẫn là vậy nhưng liệu món ăn này có phù hợp cho phụ nữ sau sinh? Sau sinh ăn canh khoai mỡ được không?
Củ khoai mỡ là củ gì?
Tên khoa học: Dioscorea alata Linn, thuộc chi củ nâu Dioscorea.
Tên thường gọi: Khoai mỡ, khoai vạc, củ mỡ, khoai ngà, khoai bướu, củ đỏ, củ tím, củ cầm.
Cây có thân dây leo, thân mềm, sức sống tốt và cho củ rất to. Cây thường được trồng ở tây Phi, khu vực biển Thái Bình Dương và các nước thuộc vùng biển Caribe. Tại Việt Nam cây này được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, nhiều nhất là ở tỉnh Long An. Khoai mỡ được thu hoạch vào đầu mùa thu (cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch). Thời gian thu hoạch khoai chỉ trong 4 đến 6 tháng.
Có hai loại khoai mỡ, bao gồm khoai mỡ ruột trắng (thường gặp ở vùng bắc bộ) và khoai mỡ ruột tím. Khoai ruột tím củ nhỏ hơn nhưng vị ngọt, bở và màu sắc bắt mắt nên được thị trường ưa chuộng hơn.
Cây khoai mỡ được xem là một trong những cây lương thực quan trọng. Cách chế biến khoai mỡ rất phong phú bao gồm luộc, chiên, nấu canh, hấp và làm bánh.
Khoai mỡ có tốt cho sức khỏe không?
Trong khoai mỡ có chứa kali, vitamin B6, mangan, giàu chất xơ và đường bột. Nếu được chế biến và sử dụng hợp lý có thể mang lại những lợi ích sức khỏe sau:
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Những người có bệnh lý tim mạch thường có hàm lượng homocysteine cao, gây hại cho thành mạch máu. Vitamin B6 trong khoai mỡ giúp cơ thể phá vỡ homocysteine, từ đó ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
Điều tiết sản xuất năng lượng trong cơ thể: Mangan dồi dào trong khoai mỡ giúp hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, điều tiết sản xuất năng lượng cho cơ thể.
Kiểm soát lượng đường huyết trong máu và kiểm soát cân nặng: Khoai mỡ rất giàu chất xơ và carbohydrate phức hợp. Những loại đường tự nhiên trong khoai mỡ khi vào cơ thể sẽ tiêu hóa ở tốc độ chậm hơn, giúp cảm thấy no lâu hơn. Do vậy, khoai mỡ có thể giúp giảm cân, đồng thời khiến lượng đường trong máu không tăng cao.
Giảm nhẹ triệu chứng tuổi mãn kinh: Hợp chất diosgenin có trong khoai mỡ có thành phần giống như progesterone, vì vậy có tác dụng hạn chế loãng xương và không để lại tác dụng phụ như một số hormone thay thế khác.
Giảm nguy cơ viêm nhiễm tiết niệu, tiêu hóa: Khoai mỡ có thành phần lợi tiểu, có tác dụng chống viêm nhiễm bàng quan, đường tiểu, đau thần kinh, căng cơ, chuột rút.
Xương lợn chần qua với nước sôi, rửa sạch rồi cho vào nấu. Vừa nấu nhỏ lửa vừa vớt bọt cho nước xương không bị hoi.
Gọt vỏ khoai mỡ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ.
Tôm sú lột vỏ, bỏ chỉ lưng, cắt bỏ đầu và đuôi tôm. Tôm có thể để nguyên con hoặc cắt thành miếng vụn. Ướp tôm với hạt nêm, hạt tiêu trong 15 phút. Nếu dùng tôm khô thì cần ngâm với nước ấm cho mềm, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Hành tím bóc vỏ thái lát mỏng. Rau ngổ rửa sạch.
Bước 2: Nấu canh
Xào thơm hành tím với tôm đến khi tôm chín tới. Rồi cho vào nồi nước dùng đã đun sôi. Tiếp tục đun thêm 5 phút thì cho khoai mỡ vào. Nếm gia vị cho vừa miệng.
Tiếp tục đun cho đến khi khoai chín. Nếu bạn thích ăn nhuyễn thì nấu nhừ, nếu không chỉ cần khoai chín là có thể bắc ra.
Múc canh ra bát và rắc rau ngổ lên trên.
Sau sinh ăn canh khoai mỡ được không?
Canh khoai mỡ rất bổ dưỡng và lành tính, do vậy các mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn khoai mỡ. Tuy nhiên, chỉ nên ăn lượng vừa đủ vì các mẹ cần phải bổ sung thêm các chất >dinh dưỡng khác mới đủ sữa cho con bú.
Ở cữ có được ăn khoai mỡ?
Khoai mỡ giàu chất dinh dưỡng và lành tính, hơn nữa lại có tính kháng viêm do vậy mẹ hoàn toàn có thể ăn khoai mỡ.
Cho con bú ăn khoai mỡ được không và sinh mổ có được ăn khoai mỡ?
Tương tự như các trường hợp trên, các mẹ cho con bú hoặc mới sinh mổ không cần phải kiêng khoai mỡ. Tuy nhiên, cần chú ý cách chế biến sao cho không có thành phần kiêng kỵ với phụ nữ sau sinh.
Nhìn chung, khoai mỡ là một cây lương thực lành tính và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó bao gồm cả phụ nữ mới sinh. Hy vọng qua những thông tin trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc sau sinh ăn canh khoai mỡ được không? Và giúp bạn có thêm một món ăn bổ dưỡng cho cả mẹ và bé trong giai đoạn sau khi sinh.