Nuôi dạy con trai giống như luyện thép, càng siết chặt, càng quản chế thì trẻ càng sớm trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ cần tốn nhiều công sức và kiên nhẫn hơn khi nuôi con trai so với con gái.
Hầu hết các bậc cha mẹ có con trai đều đồng tình rằng, việc >nuôi dạy con trai không hề dễ dàng. Nếu muốn nuôi dạy một cậu bé trở nên dũng cảm, mạnh mẽ, có khả năng thích ứng tốt, cha mẹ buộc phải rèn luyện con 7 điều dưới đây ngay từ nhỏ.
1. Thể hiện bản thân
Có lần người dẫn chương trình hỏi MC của đài truyền hình trung ương Trung Quốc - Sa Beining (Tát Bối Ninh): "Làm thế nào mà anh lại trở thành người dẫn chương trình của đài phát thanh khi mới vào Đại học Bắc Kinh?".
Sa Beining gãi đầu, bình tĩnh nói: "Vì tôi là người rất mặt dày, khi trong lớp không ai xung phong, thường thì chỉ có tôi giơ tay".
Giáo sư Lý Mai Cẩn (Trung Quốc) từng nói: "Cha mẹ nên rèn cho con mình mặt dày ngay từ khi còn nhỏ để sau này chúng có cuộc sống dễ dàng hơn".
Đặc biệt, các bé trai bị ảnh hưởng bởi testosterone và trưởng thành chậm nên cần tin tưởng vào bản thân nhiều hơn.
Cha mẹ có thể khuyến khích con thể hiện bản thân trước đám đông, đưa con bạn ra ngoài thường xuyên hơn, tương tác với nhiều người khác nhau và để trẻ kết bạn nhiều hơn.
Một chàng trai "không biết xấu hổ", không sợ hãi thế giới bên ngoài , có trái tim mạnh mẽ, quyết đoán sẽ gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
2. Tự tin
Nếu một cậu bé ngay từ nhỏ luôn bộc lộ tính cách vui vẻ, tự tin, lạc quan, dù sau này cuộc sống có xảy ra biến cố nào cũng vẫn tự tin để đối mặt. Để làm được được điều này, ngay từ nhỏ cha mẹ cần phải thường xuyên khen ngợi, ghi nhận sự cố gắng và thể hiện của con nhiều hơn.
Khi con bực bội, hãy nhẹ nhàng an ủi: "Mẹ biết con buồn, chúng ta cùng nhau tìm cách giải quyết".
Khi một đứa trẻ không tự tin, hãy khích lệ một cách kiên quyết và nói: "Con ơi, mẹ tin con".
Khi con tiến bộ, hãy chân thành khen ngợi: "Con đã làm rất tốt".
Sự khẳng định, động viên của cha mẹ chính là món quà tinh thần tốt nhất dành cho con trai.
3. Thể hiện chính mình
Một người đàn ông có khí chất mạnh mẽ có sức hấp dẫn như thế nào?
Đó là một người có vẻ ngoài lịch lãm, là trung tâm của sự chú ý khi xuất hiện, ăn nói tự tin, quyết đoán, luôn có phong thái bình tĩnh khi xử lý mọi việc, dám bày tỏ ý kiến của mình.
Đối với một cậu bé, khí chất không chỉ là biểu hiện bên ngoài mà còn trực tiếp quyết định liệu cậu có thể được tin cậy trong công việc và cuộc sống sau này hay không.
Khí chất mạnh mẽ có thể có được thông qua sự trau dồi có ý thức của cha mẹ. Cha mẹ phải cẩn thận không nên quá nghiêm khắc với con trai, vì nếu bạn mạnh mẽ, khí chất của con sẽ yếu đi.
Cha mẹ nên cho phép con mình bày tỏ ý kiến cá nhân, cho chúng có quyền được nói lại khi bất đồng điều gì đó, dám buông tay để trẻ chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.
4. Lòng can đảm
Sau khi sinh con trai, nhà văn Lưu Kế Dung (Trung Quốc) đã tự mình đảm nhận toàn bộ việc chăm sóc đứa bé vì lo sợ con không được an toàn. Nhưng khi đứa trẻ lớn dần, nó trở nên sống nội tâm và rụt rè.
Sau đó, cô quyết định để chồng một mình >chăm sóc con trai. 2 cha con vào rừng chơi thám hiểm, dẫm vào vũng nước, phơi nắng, lăn lộn trên cỏ, trèo cây... Không lâu sau, cậu bé thay đổi, không còn sợ bóng tối hay côn trùng nữa, cũng không còn mít ướt.
Nếu muốn rèn luyện lòng dũng cảm ở con trai, người cha chính là chìa khóa.Thông thường, người cha có thể đưa con trai mình tham gia một số môn thể thao nam tính như đấm bốc, bóng rổ, đấu kiếm, leo núi, cắm trại, v.v.
5. Bình tĩnh
Trong cuộc đời một con người sẽ luôn phải đối mặt với muôn vàn thử thách, một cậu bé hay bối rối, dễ chán nản, bỏ cuộc khi gặp khó khăn sẽ không thể tiến xa được.
Để giúp con trai phát triển tính cách điềm tĩnh, cha mẹ phải tạo môi trường gia đình thoải mái ngay từ khi còn nhỏ.
Khi trẻ làm điều gì sai, đừng chỉ trích trẻ gay gắt mà hãy dành cho chúng sự yêu thương và chấp nhận.
Khi trẻ thất bại, hãy kịp thời an ủi và dạy chúng cách đối mặt với những thắng lợi và mất mát trong cuộc sống một cách lạc quan.
6. Ổn định cảm xúc
Nghiên cứu khoa học cho thấy do phần não điều khiển xung động chậm phát triển nên các bé trai thiếu tự chủ và dễ phản ứng mạnh mẽ với các kích thích bên ngoài.
Con trai vốn có tính tình cứng rắn, muốn nuôi dưỡng một cậu bé ổn định về mặt cảm xúc thì không thể thiếu sự kiên nhẫn của cha mẹ.
Đầu tiên, cha mẹ hãy thể hiện sự chấp nhận và đồng cảm khi trẻ mất bình tĩnh. Thứ hai, hướng dẫn trẻ diễn tả cảm xúc của mình như buồn, tức giận, chán nản, bực bội. Cuối cùng, hãy dạy trẻ cách quản lý cảm xúc và giúp chúng tìm cách để trút giận.
7. Ý chí
Chuyên gia giáo dục giới tính, tiến sĩ Michael Gurian từng chỉ ra rằng: "Bị ảnh hưởng bởi dopamine trong máu, các chàng trai dễ cảm thấy buồn chán khi học tập và dễ bị nóng nảy".
Vì vậy, cha mẹ nên trau dồi ý chí một cách có ý thức và để con học cách kiên trì.
Nếu muốn rèn luyện ý chí cho con trai, các bậc cha mẹ nên đưa con đi tập thể dục nhiều hơn.
Có một người cha đã đặt ra những yêu cầu này cho cậu con trai 9 tuổi của mình:
Phải đảm bảo tập thể dục ngoài trời đầy đủ hàng ngày và học sinh không được phép làm bài tập về nhà cho đến khi chơi được 2 giờ.
Dưới sự huấn luyện của cha, cậu bé đã học chèo thuyền kayak, trượt tuyết, leo núi và sinh tồn nơi hoang dã. Quá trình này vô cùng vất vả nhưng cậu luôn kiên trì.
Chỉ bằng cách liên tục ngã và đứng dậy trong mồ hôi, cậu bé mới có thể khỏe mạnh và kiên cường hơn.
8. Chịu trách nhiệm
Đối với một cậu bé, nếu muốn trưởng thành thì phải biết tự chủ và đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn.
Cây cao chót vót không thể mọc trong nhà kính, ngàn quân không thể huấn luyện trong ngõ hẻm. Cho con trai ra ngoài quan sát, khám phá và trải nghiệm là cách giúp các cậu bé trưởng thành nhanh nhất và thiết thực nhất.
Bạn có thể đưa con đi du lịch, để con tự lo liệu chuyến đi, tự quyết định mọi kế hoạch đi lại, ăn, ở và chi phí trên đường.
Chẳng hạn, trẻ được khuyến khích trở thành tình nguyện viên, đến viện dưỡng lão để quan tâm tới người già, bày tỏ sự cảm thông, thấu hiếu với trẻ mồ côi, để chúng có được những trải nghiệm khác nhau.
Bạn cũng có thể đưa con đến một số bữa tiệc để trẻ có thể nhìn thấy nhiều khung cảnh khác nhau và học cách ứng xử với nhiều người khác nhau.
Nhiều khi, điều hạn chế tương lai của một cậu bé không phải là sự nghèo khó mà là kiến thức và tầm nhìn. Dù có nói sự thật vạn lần cho con cái, vẫn tốt hơn để trẻ tự mình trải nghiệm.
Giáo sư Guo Jiijie của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc từng hỏi một công nhân nhà máy thép: "Tại sao khi luyện thép lại phải ép các cục sắt nhiều lần?".
Người công nhân cho biết: "Mỗi lần cục sắt được ép ra, một ít tạp chất sẽ thoát ra ngoài, cuối cùng còn lại là thép nguyên chất và thép tinh luyện".
Nuôi con trai giống như luyện thép, chỉ có ép và rèn nó một cách tàn nhẫn, trẻ mới có thể trở thành một người trưởng thành qua mồ hôi.