Nhiều bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng cho trẻ ăn cơm sớm để mau cứng cáp, cắt lông mi để lông mi nhanh dài hơn hay sữa mẹ không thật sự tốt cho trẻ... Thế nhưng, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, đây là những quan niệm sai lầm mà hầu như bậc cha mẹ nào cũng gặp phải.
Cho bé ăn cơm sớm
Nhiều bậc cha mẹ quan niệm, cho bé ăn cơm sớm sẽ làm cho bé mau cứng cáp. Điều này là một sai lầm, vì lứa tuổi còn nhỏ, bé chỉ có vài cái răng cửa (dùng để cắn chứ không phải để nhai).
Do đó cho trẻ ăn cơm sớm, trẻ chỉ nuốt chửng làm cho thức ăn khó tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến bé chậm tăng cân. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc, phở, bún,….
Bỏ bê chăm sóc răng miệng cho con
Không một em bé nào quá nhỏ để bố mẹ không cần chăm sóc răng miệng cho con. Rất nhiều bà mẹ trẻ nghĩ một cách sai lầm rằng ở trẻ con răng miệng còn chưa phát triển hết nên không cần quan tâm đển vấn đề đánh răng thường xuyên cũng như tạo cho trẻ những thói quen chăm sóc răng miệng cần thiết từ khi bé.
Nếu không luyện từ nhỏ và đưa trẻ vào nề nếp sau này các căn bệnh từ răng miệng chắc chắn sẽ hành hạ không chỉ chính con mà cũng sẽ gây thêm rất nhiều vấn đề và mệt mỏi cho cả ba và mẹ.
Cắt lông mi cho mi dài, vuốt sống mũi cho mũi cao
Thực tế, “tuổi” của lông mi chỉ khoảng 90 ngày. Lông mi dài, cong còn phụ thuộc vào thể chất riêng, gen di truyền của mỗi cá nhân. Các chuyên gia sức khỏe> trẻ em cho rằng, cắt lông mi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Lông mi có vai trò ngăn ngừa bụi và các chất khác trực tiếp tác động vào mắt. Chính vì thế, sau khi cắt lông mi, mắt có thể bị nhiễm bụi và mắc nhiều bệnh hơn. Việc đưa vật sắc nhọn như kéo lại gần trẻ là rất nguy hiểm
Các bậc cha mẹ nên để cho lông mi của bé được phát triển một cách tự nhiên. Ảnh eva.
Sống mũi cao hay thấp là do các nhân tố như di truyền, tốc độ phát triển, >dinh dưỡng thời kỳ đầu, chấn thương mũi quyết định. Khoang mũi của >trẻ sơ sinh ngắn hơn người lớn, không có lông mũi, lỗ mũi hẹp, nhiều mạch máu, nếu thường xuyên vuốt mũi của trẻ, sẽ ảnh hưởng hô hấp của bé, làm tổn thương niêm mạc và huyết quản, dẫn tới phản ứng viêm, từ đó dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập, dẫn tới gây bệnh. Ngoài ra, ống eustachian (ống thính giác) của trẻ nhỏ khá thô, ngắn, thẳng, vị trí cũng thấp hơn của người lớn, khi bị viêm nhiễm khoang mũi, vuốt mũi có thể khiến cho các chất tiết ra trong khoang mũi thông qua ống eustachian chui vào tai giữa, gây viêm tai giữa.
Cho trẻ bú khi trẻ khóc
Các bà mẹ nhạy cảm nhất với tiếng khóc của trẻ, khi chúng khóc, phản ứng đầu tiên của mẹ là "con đói" nên họ thường khẩn trương cho bú. Thế nhưng trên thực tế, khóc là phương tiện duy nhất mà trẻ biểu hiện, nó có thể là đói, buồn ngủ, nóng, lạnh, mệt, khó chịu…
Nếu trẻ vẫn quấy khóc khi bú mẹ, không đáp ứng được chính xác yêu cầu của trẻ, có thể khiến chúng quấy khóc to hơn. Đặc biệt, nếu trẻ bú no mà vẫn khóc, việc mẹ ép bú tiếp có thể khiến chúng nôn trớ.
Trước hết, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc, sau đó quan sát kỹ tiếng khóc để có những phán đoán chính xác. Nếu xác định được trẻ đói thì cho bú, còn không phải có cách giải quyết phù hợp.
Ảnh minh họa. Nguồn babybrezza.vn
Không cho con bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ có đầy đủ thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường...