Rau củ quả giúp cung cấp chất xơ và các loại vitamin cho cơ thể đặc biệt là giai đoạn bầu bí. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những loại rau bà bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ.
Có nhiều loại rau tưởng chừng rất bình thường nhưng có thể gây tổn hại đến thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu về những loại rau bà bầu không nên ăn để cẩn thận hơn trong thai kỳ của bạn!
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì?
Bà bầu ăn rau ngót được không? Theo như những công bố y tế khuyến cáo “Không dùng papaverin cho người có thai". Những mẹ có tiểu sử về sinh non, sảy thai hay thụ tinh trong ống nghiệm, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn rau ngót ở mức tối đa. Bởi vì trong rau ngót có chứa Papaverin ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Đối với những phụ nữ mang thai có sức khoẻ bình thường, bạn có thể ăn rau ngót trong thai kỳ để đảm bảo phong phú thực phẩm. Nhưng hãy đảm bảo rau có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và sạch sẽ. Nếu bạn muốn chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
Bầu ăn rau má được không? Rau má được coi là cây thuốc nam phổ biến vì mang dược tính cao. Bà bầu không nên ăn quá nhiều rau má sẽ gặp những tác dụng phụ nguy hiểm. Uống nhiều nước rau má lâu ngày làm mẹ lạnh bụng, đầy hơi. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu mang thai sử dụng loại rau này sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Bà bầu có được ăn rau cần không? Câu trả lời là nên hạn chế. Rau cần là một loại thực phẩm lành tính. Nhưng trong thai kỳ, bạn không nên ăn quá nhiều rau cần vì chúng chứa một số chất không tốt cho cơ thể >mẹ bầu. Đặc biệt ở 3 tháng cuối, mẹ nên kiêng hẳn rau cần.
Phụ nữ mang thai nên ăn rau gì?
Bà bầu có được ăn rau dền không? Rau dền rất lành tính và hoàn toàn có thể sử dụng trong thời gian mang thai. Không chỉ vậy, đây còn là loại rau có nhiều tác dụng tốt cho bà bầu. Các nhà khoa học cũng chưa phát hiện ảnh hưởng tiêu cực nào của rau dền đến sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu nên ăn rau chân vịt - Loại rau này rất giàu khoáng chất (kali, canxi, magie, kẽm,..) và nhiều loại vitamin A, B1, B6, C, K,... rất tốt cho phụ nữ mang thai, kèm theo đó là hàm lượng chất béo thấp. Chị em có thể dùng để chế biến các món xào nấu, hay chiên trứng.
Bắp cải bổ sung các loại vitamin A, E, K, magie và kẽm,... tốt cho sự phát triển >sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều bắp cải bị phun thuốc sâu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bạn nên tìm một nguồn rau sạch và uy tín giúp an tâm hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung các loại rau ăn quả như cà chua, các loại bí, ớt chuông… đóng vai trò quan trọng khi cung cấp các khoáng chất thiết yếu đảm bảo nhu cầu >dinh dưỡng cho thai phụ:
Cà chua bổ sung vitamin C sẽ giúp làm giảm stress và chống lão hoá. Chế biến cà chua thành các món ăn như: cá sốt cà chua, salad cà chua, canh trứng nấu cà chua, thịt băm sốt cà chua,...
Ớt chuông có hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần cam. Phụ nữ có bầu ăn ớt chuông sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn và giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ. Một số món ăn hợp với ớt chuông như: ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông xào gà sả ớt, ớt chuông nhồi cá thát lát,...
Bí xanh là loại quả tốt cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối. Do ở thời điểm này, các mẹ hay bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới chèn ép hay tuần hoàn máu giảm. Bí xanh có vị ngọt, nhiều nước giúp chống khát nước và lợi tiểu. Bí xanh nấu cùng thịt nạc hay cá chép sẽ giúp thai phụ giảm nhẹ chứng phù chân.
Bí đỏ mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, tăng cường sự phát triển tế bào não, thúc đẩy sản sinh ra các tế bào thần kinh của thai nhi, tăng hoạt tính cho tế bào não. Ngoài ra, bí đỏ sẽ giúp đề phòng cao huyết áp, giảm tình trạng phù chân, thúc đẩy máu đông, và giúp hạn chế máu sau sinh. Bí đỏ xào tỏi, bí đỏ nấu sườn, bí đỏ xào thịt bò,... đều là những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho bà bầu.
Trên đây là tổng hợp những loại rau bà bầu không nên ăn, cũng như một số loại rau rất tốt cho thai kỳ mà mẹ nên biết để bổ sung. Hy vọng những kiến thức này sẽ có ích để giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những em bé ngoan ngoãn và đáng yêu!