Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng việc la mắng sẽ gây tổn thương cả về mặt tinh thần lẫn thể chất của đứa trẻ. Cùng đọc bài viết này để có một phương pháp dạy con đúng đắn hơn nhé!
La mắng khi dạy dỗ con không phải là lựa chọn tốt nhất. Có thể bạn không tin nhưng la hét cũng là một hình thức bạo lực khác có thể gây tổn hại lâu dài cho tính cách và não bộ của đứa trẻ.
Hãy đọc bài viết này và tìm hiểu xem làm thế nào để giáo dục con trẻ bằng tình yêu thương và sự đồng cảm.
Tiếng hét của cha mẹ
Tiến sĩ tâm thần học Joseph Shland đã viết một cuốn sách có tên là Nghệ thuật giải tỏa cơn tức giận bao gồm 7 chiến lược để giải tỏa hầu hết các cảm xúc nguy hiểm của chúng ta. Theo đó, khi bắt đầu nâng cao giọng nói, hệ thần kinh trung ương của trẻ sẽ được kích hoạt và chịu trách nhiệm cho phản ứng 'chạy trốn hoặc đấu đấu tranh' theo bản năng.
Vì vậy, nếu bạn hét lên với đứa trẻ, thay vì khiến con bạn phải lắng nghe và chú ý thì hiệu quả đem lại hoàn toàn ngược lại. Điều này làm cho trẻ muốn phản ứng bằng cách hét lên, bỏ chạy hoặc trốn tránh.
Sau đây là những ảnh hưởng từ tiếng la hét của cha mẹ đối với một đứa trẻ:
Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2011, căng thẳng phát sinh từ việc tiếp xúc với những tiếng la hét quá sớm và dai dẳng có thể thay đổi cách bộ não xử lý thông tin mà nó nhận được thông qua ngôn ngữ.
Tức. nó có thể thay đổi cách phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Trẻ em có khuynh hướng bắt đầu xử lý thông tin tiêu cực và và sự kiện tiêu cực một cách kỹ lưỡng và nhanh chóng hơn những thông tin và sự kiện tích cực.
Bạn có nhớ mình đã cảm thấy thế nào khi bị bố, mẹ hoặc giáo viên quát mắng không? La hét với con trẻ tạo cho chúng cảm giác sợ hãi, thất vọng và buồn bã. Nhưng ngoài những cảm giác nhất thời này, nó còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ.
La mắng con trẻ sẽ làm con phát sinh suy nghĩ ‘Vì em chưa làm đủ tốt nên mới bị mắng’, vậy nên sự thiếu kiên nhẫn và lòng khoan dung của bạn có thể khiến con cảm thấy chưa đáp ứng đủ kỳ vọng, làm tổn hại đến lòng tự trọng của đứa trẻ.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạo lực ngôn ngữ có thể gây ra vấn đề tâm lý ở tuổi trưởng thành. Trên thực tế, la mắng có liên quan đến chứng trầm cảm và lo lắng. Ngoài ra, nó cũng liên quan đến hành động tự hủy hoại bản thân như lạm dụng rượu và thuốc hoặc hành vi tình dục nguy hiểm.
Như đã giải thích ban đầu, nếu hét lên với trẻ sẽ tạo ra những phản ứng từ hệ thần kinh trung ương. Phản ứng này là một trong hai việc đấu tranh hoặc trốn thoát. Trên thực tế, nó có thể khiến sự phản kháng và tính bướng bỉnh của trẻ tăng cao hơn, khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng những đứa trẻ 13 tuổi trải qua tình huống căng thẳng do tiếng hét của bố mẹ sẽ có nhiều hành động tiêu cực hơn những đứa trẻ khác.
Bố mẹ là tấm gương để con cái noi theo. Nếu chúng ta không biết cách kiểm soát cảm xúc thì làm sao con của chúng ta có thể làm được? Đứa trẻ sẽ có thể học theo thói quen xấu này của bố mẹ, ví như chúng sẽ la hét khi muốn mua một thứ gì đó.
Vậy nên thay vì hét lên, bạn thấy thế nào nếu thử nói chuyện với con? Hãy làm gương để con bạn sau này có thể trở thành những người điềm tĩnh, lý trí và tự tin.
Một số nghiên cứu đã kết luận rằng trẻ em bị căng thẳng do tiếng hét của cha mẹ có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính như:
Tóm lại, nếu chúng ta muốn con mình lớn lên trở thành những người trưởng thành hạnh phúc, khỏe mạnh, lý trí, kiên cường thì trước tiên chúng ta phải học cách quản lý cảm xúc của mình. La hét với đứa trẻ không phải là cách hay để giải quyết mọi vấn đề!