Khi hai đứa trẻ đang chơi với nhau, nếu một đứa trẻ vô tình làm tổn thương đứa trẻ còn lại, bố mẹ của đứa bé thường chỉ xin lỗi qua loa mà không mấy quan tâm, và cuối cùng chốt lại một câu đứa bé còn nhỏ có thể có ý đồ gì không tốt được chứ.
Bề ngoài nghe như vậy đúng thật chẳng có mấy vấn đề gì, nhưng có thể nó không hề đơn giản như vẻ bề ngoài như vậy. Ai cũng đều biết rằng là không có ý xấy, nhưng cũng không thể ngăn chúng làm những điều không hay.
Bà của em gái đưa em gái đi chơi ở tầng dưới, để phòng hờ cháu có thể đói bụng, bà đã mang theo một ít nước và thức ăn. Tất nhiên đây đều là những thứ yêu thích nhất của em gái. Chơi được một lúc, cô bé cảm thấy đói và muốn ăn quà vặt, người bà đã lấy ra và bảo cô bé chia cho những đứa trẻ khác.
Dù chơi khá vui với các bạn, nhưng cô bé không muốn chia sẻ bánh với những đứa trẻ khác một chút nào. Nhưng bà thì muốn chia cho mấy đứa trẻ khác một ít vì dù gì bánh cũng khá nhiều chắc chắn một mình cô bé không thể ăn hết, với lại mấy người bạn cùng với cô bé chơi cũng sẽ vui hơn một chút.
Nhưng bé gái lại không chịu và ngăn cản bà không được cho những đứa trẻ khác, và nói rằng chắc chắn cô bé có thể ăn hết. Cuối cùng bà cũng thuận theo cháu mình, nhìn những đứa trẻ khác tỏ ý xin lỗi.
Kết quả không nằm ngoài dự đoán, cô bé còn chưa ăn hết hai cái bánh quy đã không bỏ không ăn nữa. Nhưng dù vậy, cô bé vẫn không để cho bà chia cho những đứa trẻ khác ăn cùng.
Cuối cùng, người bà thực sự không chịu được nữa nên đã đưa cho mỗi đứa trẻ một chiếc bánh quy, nhưng cô bé đã giật lại chúng và làm vỡ chiếc bánh quy trước khi đưa cho những đứa trẻ khác. Điều này khiến nhiều đứa trẻ lúc đó phải rút tay mình lại.
Về đến nhà, bà kể lại cho bố mẹ nghe về hành vi của cô bé. Mọi người đều cảm thấy cô bé làm điều này là sai. Mặc dù có thể hiểu là cô bé thích món đồ đó thì người lớn không thể ép chia sẻ đồ đó với những đứa trẻ khác. Nhưng nếu hứa sẽ cho rồi thì cô bé cũng không nên làm những hành động phá hoại như vậy rồi cho người khác đồ hư được. Bố mẹ liền cảm thấy cô bé như vậy là không ổn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Mặc dù chúng ta đều biết rằng bản chất của trẻ em là tốt bụng và ngây thơ, chúng có thể không suy nghĩ chín chắn về nhiều thứ, nhưng cũng có một số đứa trẻ không thật sự như vậy. Những đứa trẻ này bản chất không hẳn là xấu, thậm chị có thể họ chỉ thấy buồn cười, nhưng những hành động không đúng đắn của trẻ thực tế tất cả đều là điềm báo trước. Bố mẹ cần cẩn thận phát hiện ra những điều này và sửa chữa kịp thời cho con mình. Đừng để con bạn đi sai đường và phải hối hận sau này
Những đứa trẻ mà “có tâm tư không đúng đắn” thường có 3 dấu hiệu này ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ em nói dối là điều tự nhiên, và đây cũng là bản chất của con người, một số người đã nghiên cứu về điều đó và nói rằng chúng ta thực sự có thể nói dối mỗi ngày. Chỉ là lời nói dối này, một số là vô hại, một số chỉ là để tránh rắc rối, một số mang thành ý, một số được cho là cách cuối cùng, nhưng cho dù trong tình huống nào, chúng cũng đều là lời nói dối.
Và trẻ con cũng vậy, có thể bé chỉ không muốn bị la rầy, cũng có thể chỉ vì bé muốn điều gì đó. Thực ra kỹ năng nói dối của trẻ em không được thông minh cho lắm, người lớn chúng ta dễ dàng nhìn thấu, dù không nhìn thấu lúc này nhưng đến một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ hiểu được.
Thứ 2 là khi chúng sẽ dựa vào ánh mắt của người khác mà hành xử
Bố mẹ không nên đánh giá thấp trí thông minh và EQ của trẻ, chúng ta đều biết rằng thai nhi khi còn trong bụng mẹ sẽ vui vì mẹ vui, buồn vì mẹ buồn, điều này có thể là do mối liên hệ giữa mẹ và con. Nhưng chúng ta thấy rằng sau khi đứa trẻ được sinh ra, nếu người lớn nói điều gì không tốt về đứa trẻ, chúng cũng sẽ bĩu môi, như khóc lóc, chống cự.
Và khi lớn hơn, trẻ sẽ hiểu và nhìn nhận những thái độ tình cảm của người lớn hơn. Cho nên sẽ có một số trẻ nếu chúng sống trong một gia đình không mấy hòa thuận, chúng nhìn thấy bố mẹ không thuận, liền sẽ nịnh hót bố mẹ chúng. Chúng biết bố mẹ lúc nào cần được xoa dịu, những đứa trẻ như vậy rất dễ trưởng thành sớm.
Thứ 3 chính là những đứa trẻ vô cùng ích kỷ
Cái gọi là người không vì mình trời tru đất diệt. Đây cũng là một đặc tính bẩm sinh của con người, ngoài ra sau khi đứa trẻ được sinh ra, tình yêu thương của ông bà, bố mẹ dành cho đứa trẻ. Cảm giác được hàng nghìn người yêu thương khiến đứa trẻ cảm thấy mọi thứ đều là của mình, coi tất cả đều là của mình.
Nếu tình trạng trên xảy ra ở trẻ, bố mẹ phải giúp trẻ sửa chữa kịp thời và ngăn cản chúng có suy nghĩ như vậy. Trẻ nhỏ lớn lên cũng giống như cây non dần lớn cao vậy. Nếu chúng ta không sửa và tỉa cây, thì cái cây nhỏ sẽ bị những cành và chồi này kéo theo và không thể phát triển được, không thể mọc dày được.
Có thể thấy, việc uốn nắn và nuôi dưỡng con cái quan trọng như thế nào đối với bố mẹ. Trước hết, bố mẹ khi phát hiện ra con mình đều có những dấu hiệu này thì không nên quá kích động, mất bình tĩnh, điều này không có lợi cho việc dạy con. Mặt khác, trẻ chỉ cảm thấy sợ hãi trong môi trường sợ hãi, nhiều khi chúng quên mất lý do tại sao chúng được cha mẹ dạy dỗ. Trước hết, chúng ta phải làm gương cho trẻ em, chúng ta phải là những người trung thực, tuy những lời nói dối đó vô thưởng vô phạt, nhưng đối với trẻ em lúc này chúng chưa phân biệt được.
Vì vậy, chỉ nên giáo dục chúng không nói dối. Nói với trẻ rằng nếu chúng nói dối quá thường xuyên, chúng sẽ mất lòng tin và nhiều việc sau này sẽ khó mà thành công. Ngoài những lời giảng dạy như vậy, là bậc bố mẹ cũng nên chú ý hơn đến tầm quan trọng của hành động của chính mình. Nhiều khi trẻ không nghe thấy những gì chúng ta nói mà chúng sẽ thường chú ý đến những gì người lớn làm, đó sẽ là một tấm gương mà trẻ làm theo và sẽ có ảnh hưởng lâu dài. Dù chúng ta không nói ra thì trẻ cũng sẽ giải quyết mọi việc theo cách của chúng ta. Vì vậy người lớn phải làm gương cho con cái.
Trong số những cách giáo dục trẻ, thì có một điều các bậc phụ huynh nên càng chú ý hơn đó là việc nuông chiều trẻ, con cái chính là bảo bối của chúng ta yêu thương chúng chiều chuộng là điều đương nhiên. Nhưng chính vì yêu thương chúng, bố mẹ càng phải kiểm soát hành động này nhiều hơn và làm gương tốt cho trẻ.
Vì vậy, các bậc bố mẹ hãy quan sát và chú ý hơn đến lời nói và việc làm của con mình, nếu thấy con mình có những biểu hiện này thì phải hết sức quan tâm và hướng dẫn cho trẻ.
Nếu đến 12 tuổi mà trẻ vẫn chưa sửa thì sau này càng khó thay đổi. Tất cả chúng ta đều mong muốn con mình khỏe mạnh không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần.