Lần đầu mang thai ai cũng bỡ ngỡ và lo lắng không biết điều gì nên làm và điều gì nên tránh. Dưới đây là những điều bà bầu cần biết để tốt cho cả mẹ và em bé.
Mang thai là nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng nhất mà ai cũng muốn được cảm nhận, nhất là vừa khi mới lấy chồng và đã sẵn sàng cho việc có em bé. Bên cạnh niềm hạnh phúc vui sướng thì các chị em lần đầu mang thai còn đối mặt với không ít vấn đề trước sự thay đổi của cơ thể. Trong bài viết này, Phụ nữ và Gia đình sẽ chia sẻ những điều bà bầu cần biết để chị em chăm sóc bản thân và bé yêu một cách tốt nhất.
Khi nhận thấy những triệu chứng có thai, nhiều bà mẹ cảm thấy vui mừng khôn xiết. Tuy nhiên, một số người có thể nhầm tưởng. Để có kết quả chính xác nhất, bạn hãy dùng que thử thai hoặc đi siêu âm. Bên cạnh đó, bạn cần để ý các dấu hiệu khác như buồn nôn, đau ngực, đau lưng, thèm ăn chua, … thì chứng tỏ “tin vui” đã đến với gia đình bạn rồi đó.
Trước khi mang thai, nhiều cặp vợ chồng đã đi kiểm tra >sức khỏe để đảm bảo hai người hoàn toàn bình thường để mang thai lần đầu. Khi đã mang thai, chị em cần sắp xếp lịch khám thai mỗi tháng một lần để biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của con mình và bản thân như thế nào, đồng thời khám thai còn giúp bạn phát hiện ra những vấn đề bất thường để xử lý kịp thời.
Mỗi giai đoạn khác nhau, bạn sẽ được tiêm một loại vắc-xin phù hợp. Tiêm vắc-xin giúp >mẹ bầu hạn chế ốm vặt và lây nhiễm sang em bé trong bụng. Bạn nên nhớ rằng một số bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé trong bụng và kể cả sau khi ra đời. Nhiều người nghĩ rằng các loại thuốc, trong đó có vắc-xin sẽ không tốt cho em bé. Tuy nhiên, trên thực tế, vắc-xin có nhiều lợi ích hơn tác hại mà chúng gây ra.
Có 3 giai đoạn trong thời kỳ mang bầu, mỗi giai đoạn dài 3 tháng. Ở mỗi giai đoạn, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi khác nhau, kéo theo huyết áp, hô hấp và quá trình trao đổi chất cũng thay đổi theo. Do đó, các chị em cần chú ý theo dõi để có biện pháp khắc phục.
Tháng đầu mang thai, bạn sẽ chậm kinh, thay vì thế, xuất hiện hiện tượng bong huyết, khiến mẹ bầu nhầm tưởng hoặc có cảm giác vô cùng bất an và lo lắng.
Bạn có thể phân biệt kinh nguyệt và hiện tượng này dựa vào màu sắc, máu kinh có màu đỏ thẫm, đục ngầu, còn nếu mang thai, màu máu sẽ hồng hơn.
Đa số các mẹ lần đầu mang thai đều sợ tăng cân và không biết sau sinh giảm cân bằng cách nào. Việc bạn sẽ tăng cân bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào chỉ số BMI trước khi sinh. Nếu trước khi có thai bạn đã hơi thừa cân thì nên ăn ít calo hơn người khác. Quan trọng là ăn gì bổ dưỡng cho thai nhi chứ không phải tăng cân nhiều là tốt.
Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung thêm nhiều vitamin, canxi, sắt và chất xơ. Ngoài ra, cần tránh xa những thực phẩm có chứa chất kích thích như caffein hay nước uống có ga, cồn vì chúng có thể khiến trẻ bị dị tật hoặc sinh non.
Các mẹ cần có chế độ sinh hoạt điều độ, vận động và tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày để đảm bảo các bộ phận hoạt động trơn tru. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp các mẹ chiến đấu với nhiệm vụ cao cả này. Ngoài ra, việc tập thể dục có thể giúp các mẹ giảm bớt cảm giác đau bụng khi mang thai.
Thuốc lá và rượu bia có chứa chất kích thích ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai.... Do đó, chị em cần phải tránh xa chúng, thậm chí là khói thuốc để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu trước khi mang thai.
Thức đêm, ăn vặt hay lười vận động khiến cho cơ thể người mẹ yếu đi và ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Do đó, các mẹ bầu hãy áp dụng ngay một thời gian biểu hợp lý để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh để chuẩn bị có “tin vui” nhé.
Trước khi mang thai, hãy để cho tinh thần được thư giãn, tránh xa áp lực, căng thẳng, stress. Thực tế đã chứng minh nếu chị em vui vẻ và tâm lý ổn định thì khả năng mang thai dễ dàng hơn những người khác.
Bên cạnh những lời khuyên về chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tập luyện và khám thai định kỳ thì bà bầu 3 tháng cần chú ý thêm:
Thời gian 3 tháng đầu mang thai, các mẹ cần cẩn thận vì nguy cơ sảy thai trong giai đoạn này là cao nhất. Những thực phẩm gây co thắt tử cung có thể dẫn đến sảy thai nếu ăn quá nhiều như: Dừa, đu đủ xanh, táo mèo, ổi, nho, mãng cầu, mướp đắng, rau răm, ngải cứu, cua,....
Trong thời gian này, nếu chị em mang giày quá cao rất dễ bị sảy thai nếu đi lại nhanh và bị treo chân hoặc vấp phải thứ gì đó. Khi bụng bầu lớn dần lên, trọng lượng cơ thể tăng lên khiến cho việc mang giày cao gót là cực kỳ nguy hiểm.
>>> Xem thêm:
- Chia sẻ kinh nghiệm sinh mổ lần 2 cho bà bầu
- Những món ngon cho bà bầu 3 tháng đầu để mẹ và thai nhi khỏe mạnh
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Việc này có thể khiến mẹ bầu bị một số vấn đề như sưng chân hoặc sưng đầu gối.
Trên đây là những điều bà bầu cần biết khi mang thai lần đầu. Hy vọng chúng có thể giúp bạn biết được cần ăn gì, không nên ăn gì, nên làm gì và tránh những điều gì có hại cho thai nhi. Chúc bạn có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.