Nhiều mẹ không biết trẻ sơ sinh bị ho có đờm là triệu chứng của bệnh gì và cách chữa như thế nào nhanh khỏi? Mẹ hãy theo dõi các thông tin dưới đây.
Cơ thể trẻ sơ sinh rất non nớt nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu thất thường như ở Việt Nam thì tình trạng bé bị ho đờm, khò khè rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết trẻ sơ sinh bị ho có đờm là triệu chứng của bệnh gì và cách chữa như thế nào nhanh khỏi. Mẹ hãy theo dõi các thông tin dưới đây để xác định tình trạng và phương pháp điều trị.
Đờm được coi là một trong những dịch được tiết ra nhằm mục đích bảo vệ đường hô hấp tránh khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài như: bụi bẩn, không khí lạnh, lông thú,... Thông qua hệ thống dịch tiết này cùng lông mao trong bề mặt hệ hô hấp, đờm sẽ được đẩy ra ngoài kèm vi khuẩn. Nói cách khác, trường hợp thông thường, đờm là dịch tiết có lợi, là phản xạ tự nhiên của cơ thể bé.
Tuy nhiên, nếu lượng đờm bị tiết ra quá nhiều là dấu hiệu của việc vi khuẩn bên ngoài đã xâm nhập nhiều vào hệ hô hấp, dễ dẫn tới viêm nhiễm đường hô hấp. Lúc này, sức đề kháng tự nhiên không thể chống lại các tác động tiêu cực từ bên ngoài, dẫn tới bé bị ho đờm, khò khè kèm theo nhiều triệu chứng khác. Thông thường, đây là dấu hiệu của: dị ứng, bệnh hen suyễn, viêm nhiễm một số cơ quan thuộc đường hô hấp như phế quản, viêm phổi, hoặc do bị cảm lạnh, cảm cúm,...
Tùy theo màu sắc dịch đờm của bé mà bố mẹ có thể phán đoán về tình trạng >sức khỏe hoặc bệnh lý mà bé đang mắc phải.
Đây là mức độ nhẹ nhất mà trẻ gặp phải. Thường trường hợp này, trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt. Lúc này, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm phế quản, viêm phổi.
Ngay từ khi phát hiện bé ho nhiều đờm màu trắng đục, cha mẹ cần có phương pháp điều trị cho bé. Bởi ở giai đoạn nhẹ, điều trị sẽ dễ dàng hơn và không khiến bé bị mệt mỏi, bỏ bú hoặc quấy khóc, nếu để lâu điều trị sẽ khó khăn hơn.
Khi đờm đã chuyển từ màu trắng đục sang màu xanh hoặc màu vàng, đờm đặc hơn. Ở giai đoạn này, bé khò khè nhiều và khó thở hơn, thường xuyên quấy khóc. Lúc này hệ hô hấp của bé đã bị nhiễm khuẩn nặng, cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý và tham khảo ngay ý kiến bác sĩ để có liệu pháp điều trị phù hợp.
Khi thấy đờm của trẻ ho có màu hồng là trường hợp nguy hiểm. Cha mẹ cần hết sức cẩn thật bởi đờm có màu hồng là triệu chứng của vấn đề về phù nề phổi hoặc phổi của bé đang bị tổn thương. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa gấp tránh tình trạng nhiễm trùng phổi nặng.
Ở giai đoạn sơ sinh, sức khỏe của bé còn khá yếu, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc và kháng sinh ngay từ giai đoạn khởi phát. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh dân gian dưới đây:
Trên đây là một số thông tin cung cấp cho cha mẹ về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm, nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán bệnh cùng các phương pháp chữa trị an toàn từ dân gian. Mẹ cần tham khảo những thông tin hữu ích nhằm biết cách trị bệnh cho bé hiệu quả nhất và cần tham khảo ý kiến bác sĩ.