Da bé bị khô và sần là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lưu lại các bài học bổ ích về cách chăm sóc và chữa trị làn da nhạy cảm của bé để dùng khi cần, các mẹ nhé!
Khi da bé bị khô và sần khiến các mẹ lo lắng không biết phải làm sao? Làn da bé rất nhạy cảm nên vấn đề hỗ trợ cho bé cũng là mối lo ngại lớn dành cho các bậc cha mẹ.
Một số chứng bệnh về da khiến trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc có thể đến từ nhiều lý do như da thiếu độ ẩm, bệnh vảy nến, bệnh á sừng, bệnh vảy cá, viêm da cơ địa. Chúng ta cùng tìm hiểu từng trường hợp xem bé yêu đang ở tình trạng nào để giúp bé tốt nhất nhé!
Da em bé thường nhạy cảm hơn da người lớn với cấu trúc mỏng và không có khả năng giữ độ ẩm được lâu, khiến dễ bị mất nước khi có yếu tố bên ngoài tác động. Khi nhận thấy da bé bị khô sần thì có thể do mất nước bởi thời tiết khô hanh hoặc bên trong cơ thể bé không được cung cấp đủ nước.
Bệnh vảy nến là một loại bệnh da liễu, là nguyên nhân từ rối loạn miễn dịch ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu của bệnh này là da bị tổn thương dạng mảng hoặc đốm, trên bề mặt thường xuất hiện vảy trắng, ít gây ngứa nhưng da có biểu hiện sần sùi và khô ráp.
Các triệu chứng của bệnh thường xảy ra ở gót chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân khiến da bé bị khô và nứt nẻ. Bệnh này thường kéo dài dai dẳng khiến trên da bé xuất hiện các vết nứt, có thể gây chảy máu và đau đớn, khó chịu cho bé.
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường kéo dài và dai dẳng suốt cuộc đời. Đặc trưng của bệnh này là làn da trẻ bị khô, bong tróc vảy nhẹ, trên bề mặt da rất thô ráp và có hình vảy cá nằm ở lớp thượng bì.
Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu trẻ nhỏ hay mắc phải. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mảng đỏ, nhiều dầu và có tình trạng bong vảy, khiến bé ngứa ngáy. Thường xảy ra ở vùng đầu, trán, má và mũi gây ngứa nhiều khiến bé khó chịu, quấy khóc.
Khi trẻ sơ sinh bị khô da, nứt nẻ thì cách chăm sóc trẻ như thế nào là đúng cách? Nhiều bố mẹ mắc phải sai lầm là vội vàng dùng kem dưỡng ẩm và băn khoăn không biết có phù hợp với bé hay không? Các mẹ cùng xem các hướng dẫn sau đây để áp dụng cho bé yêu nhé!
Biện pháp chăm sóc tốt nhất khi da bé bị khô và sần là giữ ẩm cho da thật tốt. Bố mẹ nên tắm cho bé mỗi ngày trong nước ấm dưới 10 phút, lau khô người và thoa cho bé một lớp kem dưỡng ẩm, loại sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp cho bé là dạng thuốc mỡ như dầu bôi trơn hoặc kem đặc được bác sĩ bệnh viện nhi hoặc bác sĩ da liễu hướng dẫn, kem dạng tuýp sẽ tốt hơn trong quá trình bảo quản.
Lưu ý không nên tắm quá lâu sẽ khiến da bé trở nên tồi tệ hơn, kem đặc trị do bác sĩ kê đơn sẽ giúp bé giảm viêm ngứa, kết hợp cùng chức năng dưỡng ẩm và có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh nếu da bị nhiễm trùng.
Một số biện pháp hữu ích khác để hỗ trợ điều trị da khô hoặc chàm gồm có dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé, cho bé mặc các loại quần áo có chất liệu an toàn cho da và sử dụng bột giặt, sữa tắm được lựa chọn kỹ là những chất không chứa hương liệu tổng hợp (fragrance).
Tuy nhiên, bố mẹ cùng yên tâm vì dù da bị khô sần, gây ngứa ngáy khó chịu cho bé nhưng da khô thường ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài hơn là >sức khỏe. Vì vậy, bố mẹ có thể giúp bé giảm ngứa, nhiễm trùng da hoặc sẹo.
Bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở giai đoạn bé chào đời, giai đoạn chập chững tập đi, thậm chí kéo dài đến mẫu giáo. Phần da bị khô sần tập trung nhiều ở mặt, tay và chân gây ngứa khiến bé khó chịu, quấy khóc, mất ngủ. Đồng thời ngứa khiến bé gãi nhiều hơn làm vùng da nhiễm trùng bị xâm nhập bởi vi khuẩn, virus.
Ngoài các loại kem đặc trị dưỡng ẩm cho da, mẹ nên bổ sung nước cho cơ thể bé, giúp duy trì độ ẩm cho da, tránh tình trạng mất nước. Ngoài các loại kem dưỡng ẩm, sau khi tắm mẹ có thể dùng tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu argan, dầu oliu để giảm tình trạng nước thoát ra ngoài nhiều khiến da bong tróc nhiều hơn.
Khi tắm cho bé, các mẹ lưu ý sử dụng sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ nhỏ. Dùng sữa tắm có độ pH cao là nguyên nhân gây ra tình trạng da trẻ bị kích ứng và trở nên tồi tệ hơn. Ngâm bàn chân và bàn tay trẻ trong nước yến mạch ấm để giảm ngứa cũng như loại bỏ các tế bào da chết.
Khi thời tiết chuyển lạnh, mẹ nên giữ ấm cơ thể bé và dùng máy tạo độ ẩm khi thời tiết khô hanh. Không cho bé vui chơi dưới ánh nắng gắt và bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, acid béo, vitamin cho bé.
>>> Xem thêm:
- Da bé bị khô và sần mẹ phải làm sao?
Nhiều mẹ lo lắng không biết khi da bé ở tình trạng nào thì đưa đến bệnh viện? Câu trả lời ngay sau đây nhé!
Khi da bé có các dấu hiệu khô sần từ nhiều nguyên nhân như vảy cá, viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiết bã nhờn…mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà như hướng dẫn trên trong trường hợp mới bắt đầu và xuất hiện trên diện tích nhỏ. Tuy nhiên, khi phát hiện da bé có các triệu chứng sau thì nên đưa trẻ đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhà để được chữa trị kịp thời.
- Vùng da khô ráp, sần sùi xảy ra trên diện rộng
- Trẻ ngứa ngáy dữ dội
- Da nứt nẻ và bị chảy máu
- Xuất hiện các nốt mụn mủ, sưng nóng
- Trẻ sốt cao và ớn lạnh
Trường hợp da bé có các hiện tượng bong tróc, khô sần rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hầu như nguyên nhân chính đến từ thời tiết thay đổi hoặc làn da bị thiếu hụt nước từ bên trong. Tuy nhiên nếu bố mẹ nghi ngờ các triệu chứng này có dấu hiệu là thì có thể đó là các triệu chứng của bệnh da liễu mãn tính, việc đưa trẻ đến bệnh viện và các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp bé mau chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của bé, đồng thời việc chữa trị sớm cũng tránh khỏi các vết sẹo để lại trên làn da non nớt của bé sau này.
Không nên sử dụng các bài thuốc dân gian mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, bởi vì da bé cực kỳ nhạy cảm, sử dụng thuốc dân gian dễ gây các phản ứng trên da và các lá thuốc không được làm sạch có thể chứa nhiều vi khuẩn, côn trùng và hoá chất từ các loại thuốc xịt bảo vệ thực vật.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bố mẹ đang có con nhỏ gặp phải tình trạng này. Bổ sung các kiến thức nhận biết nguyên nhân, các loại bệnh và cách chăm sóc da bé bị khô và sần tại nhà là cần thiết để bảo vệ bé yêu trong suốt giai đoạn sơ sinh và còn nhỏ.