Lá hẹ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, dùng để chữa ho, đái tháo đường, giảm huyết áp, ngăn ngừa cholesterol, đặc biệt là chữa nhức răng vô cùng hiệu quả. Do đó, mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ luôn được nhiều bà mẹ áp dụng, để giúp con bú tốt, không quấy khóc, sụt cân.
Mọc răng là một cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình phát triển và lớn lên của trẻ. Thông thường, 6 tháng tuổi trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên cũng có trẻ mọc sớm hoặc muộn hơn thời gian này. Đến khoảng 1 tuổi, hàm răng của trẻ sẽ hoàn thiện gồm 20 chiếc răng, 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới.
Trong thời gian mọc răng, trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, ít ngủ, bứt rứt khó chịu, có thể bị sốt cao. Bởi để chuẩn bị cho răng nhú lên, nướu sẽ bị sưng, viêm đỏ, đôi khi sẽ bị loét. Lúc này mẹ có thể áp dụng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ để giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, không đau đớn, khóc nhiều, ăn uống kém và sụt cân.
Cây lá hẹ còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: cửu thái, khởi dương thảo… thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm. Lá hẹ có mùi thơm đặc trưng và thành phần dược tính cao, do đó không chỉ được dùng để nấu ăn mà còn dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Do rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt hoặc trồng bằng cây non, phát triển tốt quanh năm, ít phải chăm sóc, nên hẹ là một trong những nguồn thảo dược dồi dào cho Đông y. Lá hẹ có tính nhiệt, khi nấu chín thành tính ôn, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc, dùng để chữa đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương… Không chỉ có lá, rễ hẹ và hạt hẹ cũng có tác dụng rất tốt đối với >sức khỏe dùng để chữa ngực bụng đau nhức do thực tích, đới hạ… hoặc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh.
Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, lá hẹ thường được sử dụng để giảm sốt khi mọc răng, bởi chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên chống lại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella typhi, Streptococcus hemolyticus, Shigella shiga, Coli Bethesda, Bacillus subtilis, Shigella flexneri… giúp bé cảm thấy thoải mái trong thời kỳ mọc răng.
Hơn nữa, trong lá hẹ còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: mandan, canxi, riboflavin, pyridoxin, thiamin, sắt, đồng, niacin và các vitamin nhóm B, vitamin nhóm K… giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, chống lại các vi khuẩn tấn công trong thời kỳ mọc răng. Bên cạnh đó, các hoạt chất như: sulfit, odorin và allcin còn có tác dụng tốt hơn cả penicillin giúp cho răng nướu cho trẻ khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi mẹ dùng lá hẹ vắt lấy cốt thoa đều lên nướu, tình trạng viêm, sưng đỏ hoặc loét sẽ giảm hẳn.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy hàm lượng lớn lưu huỳnh tự nhiên và chất flavonoid bên trong lá hẹ. Đây là những chất có tác dụng phòng chống một số căn bệnh ung thư hiệu quả như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày rất hiệu quả. Do đó, sử dụng lá hẹ để phòng, điều trị bệnh và giảm sốt cho trẻ là một giải pháp khá toàn diện, tốt cho quá trình phát triển của bé trong thời gian 3 năm đầu đời.
Khi trẻ mọc răng thường bú tay, nghiến răng hay chảy nước dãi nhiều hơn bình thường, lúc này các mẹ mua một ít lá hẹ tươi đem về rửa thật sạch, cắt nhuyễn rồi giã nhỏ, sau đó vắt nước cốt lá hẹ cho vào chén sạch. Sau khi trẻ bú được khoảng 15-30 phút thì mẹ rửa tay thật sạch, rồi quấn gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ, lấy đầu ngón tay quấn gạc chấm vào chén nước cốt lá hẹ cho băng gạc thấm nước lá hẹ. Cuối cùng mẹ nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước hẹ vào miệng trẻ, bắt đầu rà sát vào vùng lợi trên, vùng lợi dưới của bé vài lần. Lợi của bé giống như đang được massage, sẽ giảm ngứa, giảm đau nhanh chóng.
Ngoài cách trên, mẹ có thể dùng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ và giá đậu xanh hoặc mãng cầu na, lá rau ngót cũng có thể giúp phòng tránh sốt khi trẻ đến tuổi mọc răng hiệu quả.
Đậu xanh cũng được xem là một trong những vị thảo dược dùng để giảm sốt cho trẻ trong quá trình mọc răng rất tốt. Bởi đậu xanh có tính mát, có thể giải độc, giảm nhiệt và kháng khuẩn vì thế được đánh giá là những loại hạt an toàn, tốt cho hệ thống miễn dịch của bé yêu.
Chính vì vậy, khi trẻ mọc răng bị sốt, các mẹ nên lấy một ít hạt đậu xanh sạch, xay vỡ đôi và đun với 1 lít nước trong khoảng 15-20 phút. Đến khi nào nước đậu xanh nguội, mẹ dùng gạc tiệt trùng thấm nước rồi massage nhẹ nhàng cho phần nướu và lợi của bé.
Quả mãng cầu na chứa rất nhiều chất >dinh dưỡng như tinh bột, vitamin B, C, protein… có công dụng rất tốt trong việc trị sưng tấy, mụn nhọt, tiêu chảy, hạ nhiệt, tiêu đờm, trị sốt cho trẻ khi mọc răng sữa.
Vì vậy, mẹ hãy cùng một quả mãng cầu na đã chín mềm, lấy phần thịt loại bỏ hạt mang dằm nhuyễn và cho bé ăn liên tục trong thời gian bé mọc răng sữa, sẽ giúp xoa dịu những cơn đau từ nướu. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng thịt na ép lấy nước cho bé uống nếu bé chưa ăn được na.
Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt giúp cơ thể giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, sát khuẩn, tiêu viêm, giúp bé giảm đau, giảm sốt. Tương tự như lá hẹ, mẹ rửa sạch lá rau ngót, sau đó đâm nhuyễn hoặc xay cho nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Sau đó, rửa sạch tay, đeo gạc và nhúng vào nước rau ngót tươi rồi mẹ chà nhẹ nhàng lên lợi bé nhiều lần giúp bé giảm sưng đau khi mọc răng.
>>> Xem thêm:
- Mẹ cần biết: dấu hiệu trẻ mọc răng hàm
- Bé mọc răng sốt mấy ngày, mẹ phải làm sao trong cột mốc quan trọng này?
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, trong quá trình dùng mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ cho trẻ, mẹ cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, trong thời gian này trẻ sẽ tiếp nhận dinh dưỡng từ 2 nguồn: Sữa mẹ và đồ ăn dặm. Do đó, mẹ cần chú ý những điều sau:
Trẻ từ 3-6 tháng: Bé cần được bổ sung khoảng 120 – 230ml/lần. Một ngày 4 – 8 lần. Lượng sữa cả ngày cho bé: 700 – 950ml. Từ giai đoạn này bé bắt đầu ngủ được xuyên đêm, do đó vào cữ cuối mẹ nên cho bé uống nhiều sữa hơn một chút.
Từ 6 – 9 tháng: Thời gian này trẻ cần được bú khoảng 170 – 240ml sữa/lần. Ngày 6 lần. Lượng sữa cả ngày cho bé khoảng 950ml. Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm, nhưng chỉ là bước tập làm quen, do đó sữa vẫn là thực phẩm chính của trẻ trong giai đoạn này.
Từ 9 – 12 tháng tuổi: Bé cần được bổ sung khoảng 200 – 50ml sữa/lần. Ngày 3 – 5 lần. Trung bình một ngày trẻ cần bổ sung khoảng 700ml. Trong thời gian này bé có thể bú ít sữa đi một chút vì lượng thức ăn dặm có chứa nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Thực phẩm ăn dặm trong thời kỳ mọc răng của trẻ (trẻ 6-12 tháng) cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính: Protein, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đây là những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát thể chất và trí não của trẻ. Do đó, khi chế biến thức ăn trong giai đoạn này mẹ hãy chọn cách hấp, luộc, nướng để đảm bảo dinh dưỡng, hạn chế tác động từ đầu mỡ, không gây rối loạn tiêu hóa.
Tóm lại: Dùng lá hẹ là một giải pháp an toàn và hiệu quả cho trẻ để giảm sốt trong thời kỳ mọc răng. Do đó, mẹ có thể áp dụng thường xuyên để giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp tăng cường sức đề kháng và trẻ sẽ dễ dàng vượt qua thời kỳ này.