Trẻ còi xương có phải là do thiếu canxi hay không?
Câu trả lời là không nên! Trước khi quyết định bổ sung loại thực phẩm chức năng nào cho con, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thể trạng, >sức khỏe của bé.
Nhiều cha mẹ thấy con còi xương, ngủ không ngon giấc, chậm mọc răng, chậm biết đi, chậm mọc tóc… thì cho rằng bé thiếu canxi. Sau đó mua canxi về cho trẻ bổ sung. Đây là một việc làm sai. Thực tế thì việc thiếu vitamin D trẻ bị còi xương mới chính là nguyên nhân chứ không phải hoàn toàn do thiếu canxi, đây là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh bị nhầm lẫn.
Nhiều người thường cho rằng thành phần chính của hệ thống xương khớp là canxi vì vì vậy chỉ tập trung vào bổ sung canxi nhưng lại không thấy con có dấu hiệu cải thiện về chiều cao. Tuy nhiên thực tế, việc cơ thể thiếu canxi chính là do không hấp thụ được chất này vì thiếu chất xúc tác vitamin D. Do đó thiếu vitamin D (cụ thể hơn là vitamin D3) mới là nguyên nhân chủ chốt gây còi xương.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì vitamin D được coi như "đường dẫn truyền" để đưa canxi vào sâu bên trong hệ thống xương khớp. Loại vitamin này sẽ tạo thành hormone calcitriol, tham gia quá trình cấu thành phức hợp protein-canxi, qua đó mới có thể lấy được hết nguồn canxi có trong các thực phẩm để đưa đến xương.
Đồng thời vitamin D sẽ tham gia cùng hormon tuyến cận giáp và calcitonin vào quá trình điều hòa nồng độ canxi và phospho trong máu ổn định. Việc này nhằm đảm bảo quá trình tạo xương cũng như duy trì ổn định cho các chức năng sinh lý khác có ảnh hưởng bởi nồng độ canxi hoạt động có hiệu quả nhất. Vì vậy nếu bị thiếu vitamin D trẻ sẽ bị còi xương do không thể hấp thụ được canxi.
Vitamin D còn tham gia vào quá trình tái hấp thụ canxi từ thận nhằm nuôi dưỡng cho xương chắc khỏe và linh hoạt hơn, với trẻ em thì thích thích quá trình kéo dài xương để phát triển chiều cao tối đa. Cung cấp đầy đủ lượng vitamin D theo nhu cầu (hoặc dựa trên lượng canxi nạp vào) sẽ giúp canxi và phospho sẽ được gắn chặt tại các mô xương để chắc khỏe và phát triển tốt nhất.
Nói chung, vai trò của vitamin D cực kỳ quan trọng với hệ thống xương khớp của cơ thể. Việc bổ sung canxi luôn cần đi song song với vitamin D thì mới có hiệu quả. Nếu chỉ tập trung tăng cường canxi mà bỏ qua vitamin D thì không những không có hiệu quả mà ngược lại còn tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý, chẳng hạn như bệnh về thận do dư thừa canxi và lắng đọng tại thận.
- Táo bón: Tác dụng phụ thường gặp nhất của việc ăn uống quá nhiều canxi chính là trẻ thường bị táo bón. Với việc hấp thụ quá nhiều canxi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng ở trẻ như: đầy bụng, tiêu hóa kém, ói mửa biếng ăn hoặc táo bón. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất >dinh dưỡng khác ở trẻ.
- Khát nước và đi tiểu liên tục: Thừa canxi khiến thận phải vận hành nhiều hơn và đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ muốn uống nước cũng như đi tiểu liên tục. Điều này không những làm mất nước trong cơ thể mà còn làm giảm lượng kali trong máu. Kali được biết đến là một khoáng chất quan trọng cho hoạt động của tim và cơ bắp. Vì thế, hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ kịp thời để giảm tránh những tác hại trên.
- Co giật, đau nhức xương: Trong đó, cơ thể đau nhức, mệt mỏi… là những biểu hiện rõ nhất trong việc trẻ hấp thụ quá nhiều canxi. Điều này cũng làm giảm lượng magiê trong máu và dẫn đến việc cơ thể bị co giật hay đau nhức xương.
Rối loạn tim mạch: Trong một số ít trường hợp tăng canxi có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim của trẻ. Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cho hay, việc tăng lượng canxi trong cơ thể của trẻ có thể khiến canxi tích tụ trong động mạch, dẫn đến xơ cứng động mạch và dẫn đến tăng nguy cơ đến bệnh tim mạch.
- Sữa, phô mai, sữa chua: Các loại thực phẩm khác nhau cung cấp lượng canxi khác nhau, nhưng hầu hết chúng ta đều nhận được lượng canxi nhiều nhất từ sữa và các chế phẩm từ sữa. Một cốc sữa bò có khoảng 300mg canxi, tương đương với 1 cốc sữa chua (207mg), 14 gram phô mai tự nhiên hoặc 57 gram phô mai chế biến. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, hãy chuyển sang cho trẻ sử dụng các loại sữa ít béo hoặc tách béo. Sữa nguyên chất hàm lượng canxi cao hơn sữa có hương vị.
- Đậu nành: Đậu nành là một thực phẩm giàu canxi cho bé có thể được thêm vào chế độ ăn hàng ngày. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, sữa chua đậu nành và đậu phụ để chế biến các công thức nấu ăn ngon phù hợp với lứa tuổi của con.
- Đậu xanh: Đậu xanh và đậu lăng là một nguồn thực phẩm bổ sung canxi cho bé. Chúng cũng giàu vitamin A, vitamin E, vitamin C, chất xơ, axit béo không bão hòa, magie, kali, sắt và folate và có một lượng canxi kha khá.
- Trái cây: Trái cây như đu đủ và sung khô cũng là nguồn thực phẩm bổ sung canxi cho bé tuyệt vời. Có thể ăn riêng lẻ sung khô hoặc thêm vào sữa hoặc sữa chua. Đu đủ có thể được ăn nguyên hoặc thêm vào các món tráng miệng như sữa trứng và bánh pudding. Bên cạnh đó, một quả cam cỡ trung bình có thể cung cấp 50mg canxi cho con bạn. Bạn có thể cho trẻ ăn một quả cam hoặc nước cam vì nó không chỉ giàu canxi mà còn chứa nhiều Vitamin C, Kali, Magiê và Folate.
- Các loại hạt: Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó là nguồn thực phẩm giàu canxi cho bé. Hạnh nhân chứa tới 228mg canxi/100g. Quả hạch cũng chứa chất béo lành mạnh, vitamin E, magiê và chất xơ. Ở mức độ vừa phải, chúng được coi là thực phẩm giàu canxi cho bé.
- Hải sản: Các loại hải sản giàu canxi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp canxi cho cơ thể, giúp trẻ tăng cường sức khỏe, tốt cho sự phát triển của xương và răng, hỗ trợ tăng chiều cao. Tôm, cua, cá... là những thực phẩm mẹ nên cho bé ăn trong tuần.