Tư thế ngồi của bà bầu ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi đồng thời có thể gây đau lưng, suy giãn tĩnh mạch, tê liệt bắp chân hay chuột rút cho mẹ.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, lúc này thai nhi còn nhỏ nên sẽ chưa ảnh hưởng nhiều tới việc đi lại, nằm, ngủ, nghỉ của >mẹ bầu. Nhưng bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nếu ngồi làm việc nhiều nên lưu ý.
Vì nếu mẹ ngồi sai tư thế khi bụng bầu ngày càng lớn sẽ khiến sống lưng “oằn mình” gánh đỡ cả cơ thể. Kéo theo sau đó là những ảnh hưởng khác như chuột rút, tê giảm tĩnh mạch… quan trọng hơn chính là thiếu oxy trầm trọng, khiến thai nhi khó thở.
Không chỉ >tư thế ngồi của bà bầu không đúng làm ảnh hưởng >sức khỏe mà bà bầu ngồi nhiều cũng có những tác hại. Bà bầu làm việc văn phòng thường phải ngồi nhiều nên dễ nhức mỏi toàn thân, đau lưng, chân sưng phù, tăng cân… Chính vì thế, mẹ nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng chừng 5-10 phút sau khi ngồi khoảng 1 tiếng.
Những tư thế bà bầu nên tránh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Ngồi không tựa lưng: Chứng đau lưng khi mang thai vốn đã khiến mẹ bầu khó chịu, kết hợp thêm tư thế ngồi này càng làm tăng thêm áp lực lên lưng. Ở công sở hay cả ở nhà, mẹ không nên chủ quan ngồi không tựa lưng mà cần chủ động để lưng được hỗ trợ bằng nhiều điểm tựa nhất có thể và luôn giữ cho cột sống thẳng.
Ngồi bắt chéo chân: Đây là thói quen của nhiều bà bầu công sở. Nếu đang có thói quen này thì nên thay đổi ngay vì ngồi bắt chéo chân sẽ khiến máu dồn về phía chân nhiều hơn. Dáng ngồi này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sưng phù chân vốn đã rất phổ biến khi mang thai. Cẩn trọng không thừa mẹ nhé.
Ngồi xổm: Hành động ngồi xổm của mẹ sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, làm cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm.