Thực đơn ăn uống trong quá trình mang thai là một điều rất quan trọng. Vậy mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì để tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con yêu?
Mang thai có lẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của tất cả các bà mẹ trên thế gian này. Cảm nhận được những hành động, sự lớn lên từng ngày của con chính là niềm vui của mẹ. Đảm bảo một chế độ >dinh dưỡng đầy đủ cho thai kỳ không phải là một điều dễ dàng. Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì, thực đơn thế nào để vào con và tốt nhất cho sự phát triển của con? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, tháng thứ 5 của thai kỳ là thời điểm vàng cho sự phát triển về cả trí não lần thể xác của con yêu. Đây cũng chính là thời gian mà mẹ cảm nhận được nhiều sự thay đổi rõ rệt nhất, đặc biệt là sự lớn lên từng ngày của con. Chính vì thế ba mẹ cần chú ý đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con yêu. Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì để vào con; bầu 5 tháng nên kiêng gì,... có lẽ là một niềm lăn tăn của tất cả các bà mẹ.
Mẹ bầu 5 tháng nên bổ sung những gì?
Thời điểm này, trong thực đơn cho bà bầu 5 tháng luôn luôn phải đảm bảo tăng thêm 300 - 400 calo/ ngày để mẹ có thể tăng được 500g/ tuần. Như vậy mới có thể đảm bảo được cho cân nặng của con yêu. 3 - 4 tháng đầu thai kỳ, hầu hết mẹ nào cũng trải qua tình trạng nghén ngẩm, không ăn được nhiều, đã không tăng được cân nào thậm chí lại còn sút cân nữa. Chính vì thế bước sang tháng thứ 5, bắt buộc mẹ phải ăn nhiều hơn thì mới đảm bảo cho >sức khỏe của cả mẹ cả em bé được.
Đầu tiên đừng quên bổ sung chất đạm. Các món ăn cho bà bầu tháng thứ 5 giàu đạm có thể kể đến như: các loại thịt, thịt gia súc, gia cầm, sữa, trứng,.... Còn với mẹ nào có cân nặng quá cỡ và đang có nguy cơ đối mặt với tiểu đường thai kỳ thì có thể thay thế các loại thực phẩm cung cấp Protein từ động vật trên thành: các loại đậu, phô mai, đậu hũ, hoặc ngũ cốc nguyên hạt,...
Carbohydrate cũng là một phần năng lượng lớn duy trì hoạt động thường ngày cho mẹ và củng cố thêm sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các loại bánh ngọt, hãy ăn thật nhiều rau xanh, các loại trái cây, củ quả hoặc ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài việc bổ sung Carbohydrate thì còn có các khoáng chất và chất xơ, hỗ trợ cải thiện tối đa hệ tiêu hóa của mẹ.
Chất béo là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng và là một trong những đáp án của câu hỏi bầu 5 tháng nên ăn gì. Tuy nhiên nói đến chất béo ở đây không phải là những chất béo có hại mà là những chất béo có lợi như omega3; chất béo không no có trong cá hồi, cá trích, cá mòi,...
Mẹ bầu 5 tháng không nên ăn gì?
Ngoài những dưỡng chất cần bổ sung cho cơ thể mẹ thì cũng có những thực phẩm mẹ cần tránh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Không sử dụng các chất kích thích, các loại nước uống có ga, thức ăn nhanh dù có thèm đến mấy. Những loại thực phẩm này giàu chất béo không lành mạnh, hàm lượng đường cao, chính vì thế, nếu sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Không ăn những loại trái cây như đu đủ xanh và dứa. Hai loại trái cây này mặc dù chứa một hàm lượng chất xơ dồi dào, tuy nhiên lại có chứa hoạt chất làm mềm tử cung dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5
Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con cũng như sức khỏe tốt nhất cho mẹ, hãy đảm bảo thực hiện theo chế độ dinh dưỡng dưới đây:
Mỗi ngày ăn từ 4 -5 bữa, chia nhỏ các bữa ăn ra để các chất dinh dưỡng vào con chứ không vào mẹ. Tích cực bổ sung rau củ quả trong bữa ăn thay vì ăn nhiều cơm.
Ở tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ nên uống nhiều nước và sữa. Phải đảm bảo đủ 2l nước mỗi ngày và 2 ly sữa sáng tối. Thứ nhất là cung cấp đủ chất dinh dưỡng, thứ 2 nữa là phòng tránh hiện tượng khô ối.
Hoa quả và nước ép hoa quả là một phần không thể thiếu được trong thực đơn ăn uống của bà bầu 5 tháng tuổi.
>>> Xem thêm:
- Bầu 5 tháng bị thủy đậu có sao không?
- Hé mở sự kỳ diệu của bụng bầu 5 tháng to như thế nào
Trên đây chính là đáp án của câu hỏi bầu 5 tháng nên ăn gì. Hãy chú ý xây dựng một chế độ ăn uống nghỉ ngơi thật lành mạnh để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.