Từ xa xưa rau ngót đã được coi là một loại rau an toàn và bổ dưỡng. Thế nhưng lại có thông tin cho rằng một số đối tượng bao gồm cả phụ nữ mang thai phải rất cẩn thận khi ăn loại ra này. Vậy thực hư thông tin này ra sao? Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không?

Cúc Nguyễn 08:12 26/01/2020

Rau ngót từ lâu đã trở thành một món rau phổ biến trong mâm cơm của các gia đình Việt. Tuy nhiên trong dân gian truyền lại rau ngót có thể gây ảnh hưởng không tốt đến phụ nữ đang mang thai. Vậy rốt cuộc bà bầu có nên >ăn rau ngót?

Bà bầu có nên ăn rau ngót? - Ảnh minh họa: Internet

Trong rau ngót có thành phần >dinh dưỡng nào?

Rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus(L)Merr, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây nhỏ, có thể cao tới 2m, có nhiều cành, mọc thẳng. Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống, ít sâu bệnh và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng.

Rau ngót là cây dễ trồng dễ sinh trưởng - Ảnh minh họa: Internet

Giá trị dinh dưỡng trong 100g rau ngót:

Năng lượng: 35kcal

Protein: 5.3g

Glucid: 3.4g

Cellulite: 2.5g

Canxi: 169 mg

Sắt: 2.7mg

Magie: 123mg

Mangan: 2.4mg

Phốt-pho: 65mg

Kali: 457mg

Natri: 25mg

Kẽm: 0.94mg

Đồng: đồng 190µg

Vitamin C: 185mg

Vitamin A: 6.65 µg

Một lượng lớn axit amin (lysine, methionine, tryptophane, phenylalanine, threonine, valine, leucine, và isoleucine)

Hàm lượng vitamin A, C trong rau ngót cao không kém so với hàm lượng vitamin A, C có trong cam chanh. Đây là thành phần quan trọng để sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Vitamin C trong rau ngót cũng giúp cơ thể mau lành vết thương, chống lão hóa. Vitamin A tốt cho mắt, da và chống nhiễm khuẩn.

Theo đông y, rau ngót tính mát, giải nhiệt và lành tính. Y học cổ truyền dùng rau ngót để làm thuốc trị sót nhau thai, tưa lưỡi trẻ em, ho, ban sởi, sốt cao, và tiêu độc.

Bà bầu ăn rau ngót được không?

Rau ngót nhiều chất dinh dưỡng và lành tính như vậy nhưng ăn rau ngót khi mang thai lại không được khuyến khích. Trên thực tế chưa có một nghiên cứu chính thức nào kết luận rằng ăn rau ngót gây sảy thai hoặc đẻ non, nhưng quan sát thực tiễn cho thấy ăn rau ngót vẫn tiềm ẩn những rủi ro cho bà bầu. 

Trong rau ngót có chứa papaverin (100g rau ngót có 580mg papaverin), mà papaverin là chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, do vậy không tốt cho phụ nữ mang thai. Y học hiện đại thường dùng papaverin để giãn cơ trơn của mạch máu làm giảm cơn đau và hạ huyết áp. 

Papaverin có trong rau ngót gây co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non - Ảnh minh họa: Internet

Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, nước rau ngót tươi sẽ giúp cho phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, nạo phá thai chữa sót nhau thai, đào thải “sản dịch” ra khỏi cơ thể nhanh. Sau khi uống 1 cốc nước rau ngót tươi và đợi trong thời gian khoảng nửa tiếng, sản dịch hoặc nhau thai sẽ bị đẩy ra ngoài.

Do vậy, để trả lời cho câu hỏi bà >bầu có nên ăn rau ngót, các chuyên gia khuyến nghị rau ngót tươi hoặc rau ngót xay chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, phụ nữ có tiền sử đẻ non, dọa sảy, thụ tinh qua ống nghiệm. Còn đối với chị em có thai kỳ khỏe mạnh, qua ba tháng thai kỳ vẫn có thể ăn rau ngót nấu chín để đảm bảo đa dạng dinh dưỡng trong thai kỳ.

Rau ngót tươi và nước rau ngót xay “chống chỉ định” cho phụ nữ mang thai, có tiền sử dọa sinh non, sảy thai - Ảnh minh họa: Internet

Bầu mấy tháng được ăn rau ngót?

Rất nhiều >mẹ bầu thắc mắc bầu 4 tháng ăn rau ngót được không? bầu 5 tháng ăn rau ngót có sao không? bầu 6 tháng ăn rau ngót được không?

Câu trả lời phụ thuộc vào >sức khỏe của mẹ bầu. Nếu thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh và mẹ bầu không có tiền sử dọa sảy thai, sinh non, không phải là thai thụ tinh trong ống nghiệm, cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, thì qua ba tháng đầu có thể ăn rau ngót. Tuy nhiên, cần phải chú ý không được ăn rau ngót tươi hoặc nấu tái, không nên ăn quá 30g/ngày và không nên ăn với tần suất dày đặc.

Nếu thai kỳ khỏe mạnh, qua ba tháng đầu mẹ bầu có thể ăn rau ngót nấu chín kỹ - Ảnh minh họa: Internet

Một số tác hại khác của rau ngót đối với phụ nữ đang mang thai

  • Cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho
  • Glucocorticoid – kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót, làm cản trở quá trình hấp thu canxi và phốt-pho trong cơ thể mẹ bầu. Từ đó có tác động không tốt tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Gây mất ngủ: Các chuyên gia chia sẻ uống nước ép rau ngót gây mất ngủ, ăn uống kém và thậm chí dẫn đến khó thở nhẹ. Có trường hợp ăn rau ngót sống bị đau nhức cơ bắp, hạ huyết áp, đau đầu, mệt mỏi, đuối sức. Do vậy dù bầu ở tháng thứ mấy, nước rau ngót tươi, hoặc ăn rau ngót sống là chống chỉ định đối với bà bầu.
Nước rau ngót gây mất ngủ, do vậy phụ nữ có thai không được uống nước rau ngót tươi - Ảnh minh họa: Internet 

Căn cứ vào những thông tin về việc bà bầu có nên ăn rau ngót được chia sẻ trên đây, có thể thấy rằng rau ngót tuy rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không hoàn toàn tốt đối với phụ nữ mang thai. Các mẹ bầu nên quan sát kỹ tình hình sức khỏe thai kỳ của mình trước để cân nhắc lợi hại của việc này.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe