Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu bú, nếu không khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Vậy trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao?
Tình trạng trẻ sơ sinh không chịu bú khiến mẹ bỉm sữa lo lắng bởi nó gây ra nhiều vấn đề về >sức khỏe cho cả mẹ và con. Vậy nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng bất thường này ở trẻ là gì? Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Đừng lo lắng, bài viết hôm nay của sẽ chia sẻ đến bạn những mẹo hay đơn giản giúp mẹ khắc phục tình trạng này.
“Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ” là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Dưới đây là những nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu bú mà các mẹ cần biết để từ đó đưa ra những phương pháp khắc phục phù hợp.
Với những trẻ dễ tính, mẹ có thể đặt cho bé bú ở bất cứ tư thế nào. Tuy nhiên, với những bé khó tính hơn một chút, mẹ cần cho bé nằm ở vị trí mà bé cảm thấy thích và thoải mái thì bé mới chịu bú. Một số trẻ thích tư thế nằm, có trẻ lại thích ngồi, đứng, thậm chí là nằm nghiêng bên phải, nằm nghiêng bên trái,... Việc để bé bú ở tư thế không phù hợp có thể khiến bé bị sặc sữa, sợ hãi và không muốn bú mẹ.
Đa số các người mẹ thường quên mất bước để da tiếp xúc với con mình khi cho bé bú. Mẹ cần biết rằng bước này rất quan trọng bởi nó khiến bé thoải mái và sẵn sàng bú chứ không quấy. Có thể hiểu đơn giản rằng, việc da mẹ tiếp da bé trước khi cho bé bú giống với việc bạn chuẩn bị sẵn sàng một món ăn nhằm kích thích vị giác của trẻ, giúp món ăn ngon hơn.
Hầu hết các bà mẹ đều lo con mình bị đói nên cho bé bú nhiều. Thực tế thì dạ dày của trẻ sơ sinh thường rất nhỏ và không thể cùng lúc chứa quá nhiều sữa được. Nhiều mẹ thấy con mình quấy khóc cứ tưởng con mình đói nên ép bé bú, khiến con không hợp tác, cố đẩy vú ra và lâu dần không chịu bú, lười bú.
Nếu các mẹ cho con yêu bú bình quá sớm, thậm chí là bú nhiều hơn bú mẹ thì cũng có thể khiến bé không thích bú mẹ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bú sữa mẹ, việc dùng sữa ngoài khiến bé có tâm lý chê sữa mẹ. Lâu dần, mẹ không tiết sữa, mất sữa và khiến con phụ thuộc hoàn toàn vào việc bú bình.
Nhiều bà mẹ hoang mang không biết trẻ sơ sinh không chịu bú phải làm sao? Dưới đây là một vài phương pháp hiệu quả mà mẹ nên tham khảo.
Nếu thấy trẻ không chịu bú, các mẹ hãy thử thay đổi tư thế và theo dõi xem phản ứng của bé ra sao. Nếu con không còn bị sặc sữa và chịu bú tiếp, chắc chắn đây là tư thế khiến bé thoải mái và mẹ nên tiếp tục áp dụng cho các lần bú sau. Một số trẻ thích bú 1 bên hoặc cả 2 bên vú thay phiên nhau, tuy nhiên sở thích này cũng có thể thay đổi.
Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế những yếu tố khiến bé mất tập trung khi bú sữa mẹ như tivi, các hình ảnh,...
Tăng tiếp xúc da giữa mẹ và con sẽ hình thành bản năng bú của trẻ, tìm địa điểm chính xác cung cấp thức ăn và ăn. Đây là phương pháp rất dễ thực hiện, mẹ chỉ việc cởi áo rồi cho da mẹ chạm da con trước khi cho con bú. Điều này giúp bé thấy an toàn, cũng như tăng sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé.
Đừng ép bé bú vì nghĩ rằng bé đói. Mẹ cần biết lúc nào bé có nhu cầu bú và cho bé bú đúng thời điểm. Đa số trẻ sơ sinh đều được bú vào những thời gian cố định trong ngày. Cũng có một số bé bỏ bú vào ban ngày nhưng lại bú nhiều vào ban đêm hoặc ngược lại. Do đó, mẹ không nên ép bé bú đủ cữ, nên dựa trên chế độ ăn ngủ phù hợp và xem xét các ngôn ngữ của bé như đòi bú, quấy khóc,... để có chế độ bú hợp lý.
Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất của trẻ sơ sinh. Do đó, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì mẹ cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có mùi như đồ tanh, tỏi, ớt,... bởi chúng có thể khiến sữa có mùi lạ làm bé không thích.
Qua những thông tin chia sẻ trên, hy vọng các mẹ đã có câu trả lời cho mình về vấn đề “Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao?”. Mong rằng các mẹ sẽ áp dụng những biện pháp mà chúng tôi đã chia sẻ, từ đó giúp con yêu thích bú, lớn nhanh và khỏe mạnh hơn.