Cách trữ đông sữa mẹ đúng cách sẽ giúp hàm lượng dinh dưỡng trong sữa không bị mất đi. Dưới đây là những thông tin cần thiết mẹ mẹ phải nhờ khi tích trữ sữa.
Không phải mẹ bỉm sữa nào cũng có điều kiện để thực hành kiến thức >chăm sóc con bằng sữa mẹ, đặc biệt là những bà mẹ bận rộn. Sau thời gian nghỉ thai sản, các mẹ sẽ phải quay lại guồng công việc công ty, xa bé yêu mỗi ngày ít nhất 8-9 tiếng đồng hồ. Do đó, nếu muốn bé yêu vẫn được uống dòng sữa mẹ nguyên chất, các mẹ hãy học ngay cách trữ đông sữa mẹ và cách rã đông chuẩn trong bài viết sau!
Dưới đây là 3 nguyên tắc cơ bản mà mẹ cần nắm vững khi trữ đông sữa cho bé yêu:
Túi trữ sữa bằng nhựa chuyên dụng thường có giá chỉ vài nghìn đồng/chiếc. Trên mỗi túi trữ sữa sẽ có sẵn chỗ ghi ngày tháng cụ thể, giúp mẹ lưu lại thời gian trữ và biết được cần dùng túi nào trước hoặc túi nào đã quá hạn. Lượng sữa tích trữ được trong 1 túi dao động từ 180-300ml. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý là không nên đổ sữa vào quá đầy túi.
Vì muốn con vẫn được cung cấp đầy đủ sữa mẹ kể cả khi mẹ đi làm 8 tiếng, nhiều mẹ đã lựa chọn giải pháp trữ đông sữa. Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng và các chuyên gia về nhi khoa cho rằng sữa mẹ đông lạnh chắc chắn không đảm bảo dinh dưỡng cho bé như khi cho bé bú trực tiếp.
Sữa mẹ trữ trong ngăn đá tủ lạnh hoặc cho vào ngăn mát trên 48 tiếng sẽ bị giảm hàm lượng các chất chống oxy hóa. Đây là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng, bảo vệ >sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng không nên để sữa mẹ quá lâu trong tủ lạnh.
Trước khi dùng sữa đông 1 ngày, mẹ nên để sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông dần nhưng vẫn đảm bảo nhiệt độ đủ lạnh. Hoặc mẹ có thể mang sữa ra cho vào chậu nước để rã đông, nhưng nước đó phải là nước đá lạnh.
Khi thấy sữa đã chảy mềm ra hoàn toàn ở dạng lỏng, mẹ hãy nhẹ nhàng lắc đều để lớp váng sữa và nước sữa hòa quyện đều với nhau. Sau đó, mẹ hãy thay nước ngâm sữa bằng nước ấm nóng và tiếp tục ngâm sữa tiếp đến nhiệt độ phù hợp với bé yêu.
Mẹ hãy lấy sữa ra rồi ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C. Đến khi thấy sữa đã đạt được nhiệt độ phù hợp thì mẹ lấy ra cho bé ăn. Lưu ý là không nên ngâm sữa mẹ trong nước quá nóng bởi các vitamin và khoáng chất trong sữa có thể mất đi. Sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh, tuyệt đối không cho nó vào tiếp tục trữ đông để lần sau dùng. Chính vì vậy, các mẹ chỉ nên lấy đúng lượng sữa đủ dùng cho con mỗi cữ ăn.
Sau khi đã cho hút sữa mẹ và cho vào bình. Nếu muốn có sữa cho con ăn trong ngày hôm đó, các mẹ chỉ nên để đủ lượng sữa cần trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý là mẹ không nên để sữa ở cánh tủ lạnh, thay vào đó là hãy để sâu vào bên trong tủ. Sữa hút ra khi để trong ngăn mát chỉ được tối đa 48 tiếng đồng hồ.
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách làm váng sữa từ sữa mẹ đơn giản cho bé
- Các loại thực phẩm gây mất sữa mẹ nên tránh
Trong tủ đông, sữa có thể để được 2 tuần với nhiệt độ khoảng -20oC. Còn nếu trữ ở ngăn tủ đông có cửa tách biệt, nhiệt độ khoảng -35oC thì có thể để được 3-6 tháng. Nếu mẹ có tủ đông kín, ít khi đóng mở và nhiệt độ tầm -40oC thì có thể giữ được sữa trong vòng 12 tháng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách trữ đông sữa mẹ cũng như một số lưu ý xoay quanh việc trữ đông. Mong rằng bài viết đã giúp các mẹ bỉm sữa có thêm những kiến thức bổ ích khi chăm sóc bé yêu.