9 tháng mang thai là giai đoạn rất quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé. Do vậy thai phụ và người nhà cần học cách chăm sóc bà bầu để có thể đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, bình an.
Trong suốt thai kỳ, bà bầu và em bé sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn nếu được chăm sóc đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu cách >chăm sóc bà bầu khoa học và hiệu quả trong 9 tháng thai kỳ qua bài viết dưới đây.
Thay đổi đầu tiên dễ nhận thấy nhất khi mới bắt đầu mang thai chính là cảm xúc của người mẹ. Tâm trạng thay đổi bất thường lúc vui mừng, lo lắng, hồ hởi và đôi lúc là cảm giác kiệt sức. Ngay cả khi >mẹ bầu đã rất sẵn sàng và vui mừng về việc mang thai, thì vẫn không tránh khỏi những cung bậc cảm xúc đó. Cơ thể người mẹ sẽ có một số dấu hiệu như ngực căng, hơi đau, buồn nôn, đi tiểu nhiều, ghê cổ và sợ thức ăn. Dưới đây là cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu mà các mẹ và người thân nên lưu ý:
Quan tâm cảm xúc:Các chị em có kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu đều chia sẻ rằng mẹ bầu thường có tâm trạng vui buồn thất thường khi mới mang thai. Do đó trong giai đoạn này, các mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, và thả lỏng cơ thể.
Thói quen sinh hoạt điều độ: Ngay từ khi quyết định mang thai, mẹ bầu nên từ bỏ những thói quen không tốt như thức khuya, tiếp xúc với khói thuốc,.... Đó là cách cách chăm sóc bà bầu tháng đầu tiên an toàn nhất. Ngoài ra để chuẩn bị cho một thai kỳ suôn sẻ, mẹ bầu và gia đình cũng cần chuẩn bị kiến thức chăm sóc bà bầu trong suốt thai kỳ ngay từ giai đoạn này.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ chất >dinh dưỡng bao gồm đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất, axit folic, canxi, Đặc biệt cần chú ý bổ sung axit folic (~400mg/ngày) để tránh dị tật về ống thần kinh cho em bé.
Chống lại hiện tượng ốm nghén: Giai đoạn này, các mẹ bầu đang bị ốm nghén hành hạ, do đó nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn một số thực phẩm giúp không bị ghê cổ như gừng, bánh quy, cam, táo,...
Bổ sung dinh dưỡng bằng thuốc bổ: Nếu không đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần phải bổ sung các loại thuốc bổ tổng hợp dành riêng cho giai đoạn mang thai.
Đi khám bác sĩ ngay khi biết có thai để được theo dõi và chăm sóc định kỳ.
Tránh làm việc quá sức hoặc vận động mạnh. Nếu có tiền sử dọa sảy hoặc sảy thai sớm, cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ.
Từ bỏ những loại đồ ăn thức uống không tốt cho cả mẹ và con hoặc gây dọa sảy thai như cà phê, thuốc lá, rượu, đồ quá cay nóng, thức ăn đóng hộp, rau răm, rau ngót, măng, đu đủ xanh, đào, nhãn,...
Lúc này mẹ bầu đã quen với việc mang thai hơn, cảm thấy bớt mệt mỏi và cảm xúc dần ổn định hơn. Mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được mối liên kết với em bé như lắng nghe em bé đạp, vỗ về em bé bằng cách xoa bụng, … Đồng thời cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi như bụng và ngực to lên, da bị sẫm màu hoặc bắt đầu bị rạn, chóng mặt, chuột rút,... Dưới đây là cách chăm sóc bà bầu trong ba tháng giữa thai kỳ:
Trang phục: Mặc đồ rộng dành riêng cho bà bầu để hai mẹ con có cảm giác thoải mái nhất.
Chế độ ăn uống: Lúc này mẹ bầu đã hết ốm nghén, nên tập trung ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng đồng thời cần uống đủ nước để không bị thiếu nước ối. Tuy nhiên, không nên bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng để tránh việc tăng cân không kiểm soát dễ gây ra béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ cho người mẹ.
Tiếp tục duy trì uống thuốc bổ khi mang thai (theo đơn của bác sĩ) để tránh thiếu chất cho em bé.
Mẹ bầu không nên làm việc nặng quá sức nhưng cũng không nên nằm quá nhiều. Cần phải vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt.
Không nên mặc đồ skinny quá bó sát.
>>> Xem thêm:
- Những điều cần biết trong việc chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
Lúc này mẹ bầu bắt đầu cảm thấy căng thẳng và lo lắng hơn vì cận kề ngày sinh, nhất là các mẹ bầu mang thai lần đầu. Cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề, khó chịu hơn do một số thay đổi như phù chân tay, chuột rút, rạn da lớn, đau lưng, khô da,....
Dưới đây là những việc cần làm trong ba tháng cuối thai kỳ:
Như vậy các bạn có thể thấy rằng, để mang thai một em bé mạnh khỏe và hạnh phúc cần có sự chăm sóc khoa học và đúng đắn trong suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu bạn có dự định mang thai hay đang hạnh phúc tận hưởng cảm giác sắp được làm cha mẹ, hãy nghiên cứu thật kỹ cách chăm sóc bà bầu mà chúng tôi chia sẻ trên đây.